Phương pháp lắng Mục đích:

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai (Trang 25 - 27)

Mục đích:

- Khử SS trong nước thải

- Tách bông cặn sau quá trình keo tụ hay bông bùn sinh học.

Các loại bể lắng thường dùng là: bể lắng cát, bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng li tâm . . .

Áp dụng để tách cát và các tạp chất hữu cơ: cát có đường kính từ 0,2-1,25 mm, phần tử hữu cơ có đường kính nhỏ hơn 0,15 mm.

Bể lắng cát gồm các lọai cơ bản như: - Bể lắng cát ngang: v = 0,15m/s – 0,3 m/s - Bể lắng cát đứng chảy từ dưới lên trên - Bể lắng cát chảy theo phương tiếp tuyến - Bể lắng cát sục khí

Bể lắng ngang

Tuy bể lắng ngang dễ thiết kế, dễ thi công và vận hành đơn giản, áp dụng cho hệ thống chịu tải trọng lưu lượng lớn ( >15000 m3 ), nhưng thời gian lưu dài và chiếm mặt bằng không nhỏ, chi phí lại xây dựng cao nên ít được ứng dụng trong xử lý nước thải cao su mà lại được ứng dụng nhiều trong xử lý nước cấp.

Bể lắng đứng

Được sử dụng trong bể lắng đợt một trong xử lý nước thải, sử dụng ít diện tích đất nhưng lại có hiệu suất lắng thấp và chỉ lắng được cặn có tỉ trọng lớn. Vận tốc lắng không lớn nên ít được ứng dụng trong xử lý nước thải cao su.

Bể lắng ly tâm

Được ứng dụng trong bể lắng đợt một và đợt hai trong hệ thống xử lý nước thải.

-Ưu điểm:

Tiết kiệm diện tích, ứng dụng xử lý nước thải có hàm lượng cặn khác nhau, công suất lớn khoảng 20.000 m3/ngày đêm, hiệu suất xử lý nước thải cao và cặn có tỉ trọng nhỏ cũng có thể lắng được.

-Khuyết điểm:

Vận hành đòi hỏi kinh nghiệm, chi phí vận hành cao do sử dụng điện năng. Trong xử lý nước thải sản xuất cao su thiên nhiên thường sử dụng bể lắng ly tâm và lắng cát vì hiệu suất cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su xuân lập -công ty cao su đồng nai (Trang 25 - 27)