Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty tnhh wondo sài gòn (Trang 56 - 59)

- Công ty luôn luôn chấp hành tốt pháp luật hải quan, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

3.3.3Đối với nhà nước

- Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may.

Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặt biệt đối với các doanh nghiệp may gia cơng thì gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải có sự đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Việt Nam, muốn làm được điều này nhà nước cần phải :

- Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may.

- Có chính sách khuyến khích về tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nuớc.

- Cải cách các thủ tục hành chính

Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước cịn rất rờm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông quan hải quan. Thủ tục hai quan rất rờm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng.

Đơn giản hố các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của nhà nước như thuế vụ, hải quan, nhận hàng ... đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các cửa trong xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành mọi cấp.

- Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công. Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, các doanh nghiệp thường đi sau trong quá trình hội nhập vì vậy nhà nước cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cụ thể là :

+ Về lãi vay ngân hàng

Hiện nay ngành may mặc của nước ta các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn cịn mới nhưng trình độ cơng nghệ khơng cao do vậy chất lượng sản phẩm không cao. Để đầu tư cho sản xuất thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp khơng thể nào đáp ứng được, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước. Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ về mặt tín dụng như đơn giản các thủ tục cho vay vốn, giảm lãi vay...

+ Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may

Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả

sản xuất kinh doanh. Vì vậy nhà nước phải có những dự án nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Tổng công ty dệt may Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngồi thơng tin cơng nghệ và thị trường cơng nghệ, hệ thống cịn cung cấp các thông tin khác về thị trường hàng may mặc.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty tnhh wondo sài gòn (Trang 56 - 59)