Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại á châu – chi nhánh hà nội (Trang 50 - 52)

chấm điểm tín dụng.

2.2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủiro ro

+/ Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một thông tin quan trọng giúp nhân viên tín dụng đưa ra những nhận xét trong việc phân tích tài chính khách hàng. Những thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp, nhà cung cấp, và thị trường hoạt động là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty thuộc loại hàng hóa dịch vụ nào, có vị trí như thế nào trên thị trường, là yếu tố đầu vào của ngành sản xuất nào hay cần những yếu tố đầu vào nào, và ảnh hưởng của chúng tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hiện đang thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà

cung cấp nào, chính sách tín dụng thương mại của họ có tác động như thế nào tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đồng thời cán bộ tín dụng còn phải tìm hiểu về thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế trên thị trường. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh hay lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Từ đó cán bộ tín dụng đưa ra những nhận xét mang tính khái quát về thị trường của sản phẩm và nhận xét chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+/ Tình hình tài chính: khi thẩm định khách hàng thì nội dung phân tích tài chính được xem là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định tín dụng.

Trước hết cần kiểm tra nguồn thông tin và độ tin cậy của thông tin được cung cấp. Báo cáo tài chính chủ yếu được sử dụng làm cơ sở đó là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Những báo cáo này thường là do chính khách hàng cung cấp, hoặc ngân hàng cũng có thể sử dụng những báo cáo từ cơ quan thuế hoặc những cơ quan chủ quản doanh nghiệp. Cần kiểm tra độ tin cậy của những thông tin này bằng nhiều cách như kiểm tra, đi thực tế xuống cơ sở, hoặc sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán…

Phân tích, nhận xét tình hình tài chính cho biết khả năng quản lí hoạt động, khả năng tạo doanh thu, lợi nhuận từ đó cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu tài chính định lượng thường được sử dụng để đánh giá gồm: Những chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo lợi nhuận: bao gồm những tỉ số tài chính liên quan tới doanh thu, giá vốn, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu phản ánh khả năng khai thác sử dụng tài sản, dự trữ, phải thu, phải trả ... Ngoài ra nhân viên thẩm định còn đánh giá cơ cấu vốn tài trợ, tỉ lệ nợ trên vốn chủ, cơ cấu tài sản và phải trả. Khả năng thanh toán, dòng tiền ròng của doanh nghiệp. Từ những chỉ tiêu đồng thời so sánh với những doanh nghiệp

trong cùng ngành và mức trung bình ngành, cán bộ thẩm định sẽ có những nhận xét bao quát cũng như chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm ngành hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại á châu – chi nhánh hà nội (Trang 50 - 52)