2.3.1 Kết quả đạt được
Trong hơn 13 năm hoạt động, ACB Hà Nội đã có những bước phát triển to lớn, tạo được uy tín và lòng tin của khách hàng trên địa bàn phía Bắc. Thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ACB Hà Nội phát triển liên tục đặc biệt là trong những năm gần đây. Tổng dư nợ tín dụng năm 2003 tăng 44% so với năm 2002, năm 2004 tăng 25% so với năm 2003, năm 2005 tăng 42% so với năm 2004.
Bảng 10: TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA ACB HÀ NỘI
Đơn vị: triệu đồng
2002 2003 2004 2005
Tổng dư nợ tín dụng 370,800 537,400 683,400 956,500 Cho vay theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp NN 322,440 60.0% 434,205 63.5% 564,335 59.0% Công ty CP, TNHH, DNTN 118,228 22.0% 141,435 20.7% 181,735 19.0% Công ty 100% vốn NN 21,496 4.0% 26,940 3.9% 19,130 2.0% Các đối tượng khác 75,236 14.0% 80,820 11.8% 191,300 20.0%
( Nguồn: Báo cáo nội bộ của ACB Hà Nội) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng tăng liên tục trong 4 năm qua, đặc biệt là năm 2005. Để tăng trưởng bền vững và liên tục ACB Hà Nội luôn họat động theo phương châm chung của ACB, tập trung thực hiện tốt những giải pháp có liên quan tới việc hoạch định chiến lược, công nghệ thông tin, nhân lực, quản lí rủi ro, thị phần, sự tuân thủ và niềm tin của khách hàng cũng như của toàn xã hội. Vì lí do
đó mà nhiều khách hàng đã duy trì quan hệ rất lâu năm với ngân hàng từ khi mới thành lập tới bây giờ.
Xem xét về thành phần khách hàng của ACB chúng ta có thể thấy 60% dư nợ tín dụng của ngân hàng tập trung vào khách hàng doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại ACB đều là những doanh nghiệp lớn, có uy tín, tập trung ở lĩnh vực xăng dầu, điện lực hay hàng không…Những doanh nghiệp lớn thường vay với số lượng lớn và đảm bảo bằng tín chấp( uy tín của doanh nghiệp). Bên cạnh đó cùng sự phát triển của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và các công ty liên doanh với nước ngoài khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng WTO, thì đối tượng khách hàng của ACB cũng ngày một mở rộng. Tuy chỉ mới chiếm hơn 1/5 tổng dư nợ tín dụng của ACB Hà Nội nhưng loại hình doanh nghiệp này đang là đối tượng khách hàng tiềm năng mà ngân hàng đang hướng tới.
Bảng 11: DƯ NỢ PHÒNG KHDN – ACB HÀ NỘI
Đơn vị: triệu đồng DƯ NỢ STT Thành phần kinh tế 2006 2005 2004 I Các khoản nợ trong hạn 883158 99.81% 25705 2 99.99% 146063 99.84% II Các khoản nợ quá hạn 1714 0.19% 28 0.01% 241 0.16% III Tổng cộng 884872 25708 1 146304
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của ACB- HN)
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Hà Nội đối với khách hàng doanh nghiệp là rất thấp, ngân hàng thường duy trì tỉ lệ nợ quá hạn dưới 0.2% so với tổng dư nợ. Chủ yếu nợ quá hạn của ngân hàng tập trung ở đối tượng khách hàng cá nhân, cho vay tín chấp hoặc cho vay trả chậm.
Như vậy tình hình hoạt động của ACB Hà Nội là tương đối khả quan, đạt được kết quả như vậy có sự đóng góp của nhiều yếu tố, song yếu tố quan trọng nhất đó là chất lượng phân tích tài chính khách hàng trong quá trình thực hiện thẩm định tín dụng của ngân hàng.
Đánh giá chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ACB Hà Nội theo những chỉ tiêu đã trình bày ở chương I chúng ta có thể thấy:
Thời gian trung bình tiến hàng phân tích được ngân hàng qui định cụ thể: Vay mua ôtô là 3 ngày, vay ngắn hạn, cấp hạn mức tín dụng từ 5 đến 7 ngày, vay trung và dài hạn là từ 7 đến 10 ngày. Chi phí phân tích được ngân hàng cấp cho cán bộ tín dụng dưới dạng công tác phí khoảng 300.000 đồng/tháng. Nó bao gồm chi phí hướng dẫn hồ sơ vay, chi phí phân tích, chi phí xét duyệt, chi phí giấy tờ hợp đồng, công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo…Ngoài ra còn có thêm trợ cấp tiền điện thoại cho nhân viên tín dụng từ 150-200.000đồng/ tháng tùy theo thâm niên và số lượng công việc được giao.
Về nguồn thông tin và số lượng thông tin mà cán bộ tín dụng sử dụng chủ yếu là từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thông tin được kiểm chứng lại thông qua việc kiểm tra giấy tờ, chứng từ có liên quan, nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, thông tin từ những đối tác làm ăn của khách hàng, thông tin từ báo chí… Có thể thấy nguồn thông tin được sử dụng là khá phong phú, đa dạng, có độ tin cậy cao tuy nhiên khó khăn chính của ngân hàng là hiện nay ngân hàng chưa có nguồn thông tin cung cấp chuyên nghiệp như nguồn từ trung tâm ICI hay Tổng cục thống kê còn rất hạn chế.
Số lần cán bộ tín dụng xuống cơ sở khi tiến hàng phân tích tín dụng phụ thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ và qui mô vay vốn của doanh nghiệp. Thông thường, có 1 buổi kiểm tra định tính, từ 2 đến 3 buổi kiểm tra định lượng hoặc có thể nhiều hơn tùy vào độ phức tạp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có 1-2 buổi kiểm tra kho, 1-2 buổi
kiểm tra tài sản đảm bảo. Như vậy có thể thấy số lần cán bộ tín dụng xuống cơ sở là khá thường xuyên so với khoảng thời gian phân tích là 10 ngày.
Hiện nay qui trình phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng là khá chặt chẽ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước cụ thể của qui trình, phải có kinh nghiệm xử lí để có thể đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo ngân hàng, và điều này tạo ra sức ép không nhỏ lên cán bộ tín dụng. Hệ thống chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng sử dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào những chỉ số nổi bật, việc lựa chọn những chỉ số này tùy thuộc vào tình hình tài chính, loại hình hoạt động sản xuất hay kinh doanh, mục đích của bộ hồ sơ vay vốn mà cán bộ tín dụng sẽ lựa chọn những chỉ tiêu hợp lí.
Thường trước khi cho vay cán bộ tín dụng nếu phát hiện thấy mục đích sử dụng vốn thực tế của doanh nghiệp là khác với mục đích mà doanh nghiệp đề nghị khi vay vốn thì họ sẽ tư vấn cho doanh nghiệp vay vốn đúng mục đích, tỉ lệ này là 13%. Còn trong khi cho vay tỉ lệ phát hiện sử dụng vốn sai mục đích là 0%, như vậy có thể thấy chất lượng phân tích tài chính khách hàng ở ACB là tương đối tốt, song vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhược điểm cần sửa đổi và hoàn thiện hơn.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân:
Nhìn chung thời gian phân tích được qui định cho từng loại hồ sơ tín dụng như trên là tương đối hợp lí nhưng do sức ép thiếu nhân viên và tùy vào độ phức tạp của hồ sơ mà thời gian này thường bị kéo dài hơn so với qui định. ACB chủ yếu phát triển rất mạnh ở thị trường phía nam, nhưng ở thị trường phía bắc hiện nay số chi nhánh, phòng giao dịch của ACB còn tương đối ít, số lượng nhân viên tương đối ít, nhu cầu khách hàng lại đông. Do vậy tình trạng thời gian thẩm định bị kéo dài là khó tránh nổi, đồng thời nhân viên phải đảm nhận nhiều vị trí công việc, tính chuyên môn hóa không cao.
Về phía ngân hàng, hiện chưa có bộ phận chuyên lưu trữ thông tin, ngân hàng chưa tự tổng hợp được số liệu trung bình ngành (đây là một việc làm vô cùng khó khăn) do đó những chỉ tiêu tài chính của ngân hàng còn mang nhiều tính chủ quan. Trong khi đó việc tìm kiếm thông tin từ những cơ quan chuyên cung cấp thông tin như CIC (Trung tâm thông tin tín dụng-Ngân hàng nhà nước), Tổng cục thống kê… là rất hạn chế, hoặc thông tin thu thập được khó sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này không phải là khó khăn của riêng ACB mà là khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay chúng ta chưa có những cơ quan chuyên làm nhiệm vụ cung cấp thông tin khách hàng cho các tổ chức tín dụng. Nếu mỗi ngân hàng tự tiến hành thu thập, phân tích thông tin khách hàng thì rất tốn kém và khó đạt được kết quả chính xác, đầy đủ.
Kiểu phân tích truyền thống của ngân hàng hiện nay tuy có phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng tồn tại những nhược điểm như: kết quả phân tích phụ thuộc vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp, các chỉ tiêu tài chính mới chỉ được xem xét ở dạng đơn, chưa được bóc tách để phân tích vào tác động của từng yếu tố. Do vậy có thể khi phân tích những chỉ tiêu riêng lẻ sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Việc so sánh giữa 1 doanh nghiệp với một số doanh nghiệp cùng ngành hiện nay nhìn chung còn chưa thực sự chính xác, bởi các doanh nghiệp thường không có cùng qui mô, ngành nghề lĩnh vực hoạt động, khả năng quản lí của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, nên việc so sánh này là không hề đơn giản.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NHTMCP Á CHÂU
CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng
Cùng với sự công nhận của xã hội và những thành tựu đã đạt được ACB luôn phát triển theo phương châm: “Luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”. Nối tiếp những thành công đã đạt được, ACB đã để ra phương hướng cho hoạt động những năm tiếp theo bao
gồm nội dung chính:
Hòan thiện việc phân tích khách hàng, tập trung tăng trưởng và phát triển nhóm khách hàng mục tiêu gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mở rộng thị phần huy động vốn bằng chính sách lãi suất linh hoạt và thêm nhiều gói sản phẩm mới.
Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thận trọng, quản lí tập trung, xây dựng hệ thống chỉ tiêu cấp xét rõ ràng, chuẩn hoá sản phẩm, cải tiến qui trình thủ tục.
Phát triển kênh phân phối, mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch, trang bị thêm hệ thống máy ATM, xây dựng hệ thống máy bán hàng chủ động.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội bộ, tiếp tục thu hút nhân lực mới và nhân lực bên ngoài. Sử dụng hiệu quả các chương trình đào tạo cho Standart Chartered Bank và IFC hỗ trợ.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại (PR) theo chiều sâu, xây dựng hình ảnh ACB là một ngân hàng vững mạnh, an toàn, năng động, có trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, khách hàng và xã hội.
Với vai trò là chi nhánh miền Bắc, ACB Hà Nội cũng có những mục tiêu phát triển phù hợp với mục tiêu chung của toàn hệ thống. Để đạt được mục tiêu này ABC Hà Nội cần tiếp tục phát huy lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chính, thẩm định tín dụng khách hàng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và an toàn.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng
Thời gian thực tập tại ACB Hà Nội, tôi nhận thấy qui trình thẩm định tín dụng nói chung và qui trình phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng là khá chặt chẽ, được các nhân viên tín dụng tuân thủ khá nghiêm ngặt, các báo cáo tài chính, cũng như những thông tin khác có liên quan của khách hàng được sử dụng triệt để. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã có, do sự cạnh trạnh mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, với mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng trên cơ sở thận trọng, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, chất lượng phân tích tài chính khách hàng cần nâng cao và hòan thiện hơn. Tôi xin đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng.
Mặc dù nội dung phân tích của ACB Hà Nội là tương đối phong phú song cần chú trọng hơn nữa tới việc mở rộng những chỉ tiêu tài chính, nên áp dụng phương pháp phân tích Doupont, bóc tách chỉ tiêu ROE và ROA để thấy rõ hơn những nhân tố tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Tách ROE
ROE = TNST/VCSH = TNST/ TS x TS/ VCSH = ROA x EM
( Trong đó EM là số nhân vốn)
ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu – Mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu, còn ROA phản ánh mức sinh lợi toàn bộ danh mục tài sản của doanh nghiệp – khả năng quản lí tài sản của nhà quản lí. EM là hệ số nhân vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp. Nếu EM tăng điều đó chứng tỏ doanh nghiệp tăng vốn huy động từ bên ngoài. Với công ty PS chúng to có thể nhận thấy rằng hệ số nhân vốn của công ty đã và đang tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2004, và nguyên nhân chính để ROE tăng là việc hệ số nhân vốn của doanh nghiệp mở rộng, còn tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp biến động không đáng kể.
Tách ROA
ROA = TNST/ TS = TNST/ DT x DT/ TS = PM x AU
PM: doanh lợi tiêu thụ phản ánh tỉ trọng lợi nhuận sau thuế trong doanh thu của doanh nghiệp, khi PM tăng điều dó thể hiện doanh nghiệp quản lí điều hành có hiệu quả.
AU: hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp Như vậy: ROE = PM x AU x EM
Với công ty PS chúng ta có:
Bảng 12: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DOUPONT ĐỂ PHÂN TÍCH ROE, ROA CHO CÔNG TY PS
Doanh lợi tiêu thụ 0.25% 0.21% 0.19% 0.12% 0.25% 0.21%
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4.76 5.08 4.04 3.79 3.99 3.82
Hệ số nhân vốn 1.15 1.38 2.18 4.43 5.37 6.78
ROE 1.35% 1.46% 1.65% 1.96% 5.44% 5.32%
ROA 1.17% 1.06% 0.76% 0.44% 1.01% 0.78%
Công thức trên có thể cho chúng ta thấy các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của doanh nghiệp, đó là khả năng tăng doanh thu, công tác quản lí chi phí, quản lí tài sản và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Trong quá trình phân tích, cán bộ tín dụng nên quan tâm hơn nữa tới Báo cáo tài chính này. Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên xem xét trong cả một hệ thống liên tục. Việc nghiên cứu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong một thời gian liên tục sẽ tạo ra cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tình hình của doanh nghiệp để trả lời những câu hỏi sau:
Doanh nghiệp có khả năng trả nợ như thế nào
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thường tạo ra đủ tiền để phát triển tình hình tài chính hay trả lãi cổ phần có thường tăng lên hay không.
Doanh nghiệp có khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh như thế nào.
Việc giải đáp những câu hỏi trên sẽ giúp cán bộ phân tích hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Chú trọng phân tích dòng tiền vào ra trong mối liên hệ với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc phản ánh này cho phép thể hiện rõ những nguyên nhân và tác động là ảnh hưởng tới việc tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản mục tương đương tiền trong kì kinh doanh.
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phân tích tài chính. Với tình hình phát triển công nghệ thông tin hiện nay, ngân hàng nên thành lập một bộ phận có nhiệm vụ lưu trữ và xử lí thông tin, thu thập thông tin đa chiều, phong phú, cho phép tất cả các nhân viên ngân