Nhìn chung thời gian phân tích được qui định cho từng loại hồ sơ tín dụng như trên là tương đối hợp lí nhưng do sức ép thiếu nhân viên và tùy vào độ phức tạp của hồ sơ mà thời gian này thường bị kéo dài hơn so với qui định. ACB chủ yếu phát triển rất mạnh ở thị trường phía nam, nhưng ở thị trường phía bắc hiện nay số chi nhánh, phòng giao dịch của ACB còn tương đối ít, số lượng nhân viên tương đối ít, nhu cầu khách hàng lại đông. Do vậy tình trạng thời gian thẩm định bị kéo dài là khó tránh nổi, đồng thời nhân viên phải đảm nhận nhiều vị trí công việc, tính chuyên môn hóa không cao.
Về phía ngân hàng, hiện chưa có bộ phận chuyên lưu trữ thông tin, ngân hàng chưa tự tổng hợp được số liệu trung bình ngành (đây là một việc làm vô cùng khó khăn) do đó những chỉ tiêu tài chính của ngân hàng còn mang nhiều tính chủ quan. Trong khi đó việc tìm kiếm thông tin từ những cơ quan chuyên cung cấp thông tin như CIC (Trung tâm thông tin tín dụng-Ngân hàng nhà nước), Tổng cục thống kê… là rất hạn chế, hoặc thông tin thu thập được khó sử dụng. Nguyên nhân của tình trạng này không phải là khó khăn của riêng ACB mà là khó khăn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay chúng ta chưa có những cơ quan chuyên làm nhiệm vụ cung cấp thông tin khách hàng cho các tổ chức tín dụng. Nếu mỗi ngân hàng tự tiến hành thu thập, phân tích thông tin khách hàng thì rất tốn kém và khó đạt được kết quả chính xác, đầy đủ.
Kiểu phân tích truyền thống của ngân hàng hiện nay tuy có phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng tồn tại những nhược điểm như: kết quả phân tích phụ thuộc vào nguồn thông tin mà khách hàng cung cấp, các chỉ tiêu tài chính mới chỉ được xem xét ở dạng đơn, chưa được bóc tách để phân tích vào tác động của từng yếu tố. Do vậy có thể khi phân tích những chỉ tiêu riêng lẻ sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Việc so sánh giữa 1 doanh nghiệp với một số doanh nghiệp cùng ngành hiện nay nhìn chung còn chưa thực sự chính xác, bởi các doanh nghiệp thường không có cùng qui mô, ngành nghề lĩnh vực hoạt động, khả năng quản lí của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, nên việc so sánh này là không hề đơn giản.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NHTMCP Á CHÂU
CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng
Cùng với sự công nhận của xã hội và những thành tựu đã đạt được ACB luôn phát triển theo phương châm: “Luôn hướng tới sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”. Nối tiếp những thành công đã đạt được, ACB đã để ra phương hướng cho hoạt động những năm tiếp theo bao
gồm nội dung chính:
Hòan thiện việc phân tích khách hàng, tập trung tăng trưởng và phát triển nhóm khách hàng mục tiêu gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mở rộng thị phần huy động vốn bằng chính sách lãi suất linh hoạt và thêm nhiều gói sản phẩm mới.
Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở thận trọng, quản lí tập trung, xây dựng hệ thống chỉ tiêu cấp xét rõ ràng, chuẩn hoá sản phẩm, cải tiến qui trình thủ tục.
Phát triển kênh phân phối, mở rộng chi nhánh và phòng giao dịch, trang bị thêm hệ thống máy ATM, xây dựng hệ thống máy bán hàng chủ động.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nội bộ, tiếp tục thu hút nhân lực mới và nhân lực bên ngoài. Sử dụng hiệu quả các chương trình đào tạo cho Standart Chartered Bank và IFC hỗ trợ.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại (PR) theo chiều sâu, xây dựng hình ảnh ACB là một ngân hàng vững mạnh, an toàn, năng động, có trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, khách hàng và xã hội.
Với vai trò là chi nhánh miền Bắc, ACB Hà Nội cũng có những mục tiêu phát triển phù hợp với mục tiêu chung của toàn hệ thống. Để đạt được mục tiêu này ABC Hà Nội cần tiếp tục phát huy lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng phân tích tài chính, thẩm định tín dụng khách hàng, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng ổn định và an toàn.