3.3.1. Kiến nghị với Nhà nớc
3.3.1.1. Xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại với sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để thu hút đợc đầu t của nớc ngoài, Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một hệ thống pháp lý đồng bộ. Hệ thống pháp lý đồng bộ không những loại bỏ đợc tâm lý e ngại khi đầu t vào Việt Nam của các nhà đầu t quốc tế mà còn giúp các doanh nghiệp trong nớc yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh .
Nhà nớc ta đã ban hành các bộ luật nh Luật đầu t nớc ngoài, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản... Nhng trong quá trình hội nhập, để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, chúng ta phải sửa đổi những luật cũ không còn phù hợp, xây dựng và hoàn thiện những luật mới phù hợp hơn.
3.3.1.2. Có chính sách tài chính - tiền tệ hợp lý:
Chính sách tài chính - tiền tệ đợc coi là chính sách công cụ của Nhà nớc trong lĩnh vực thơng mại và hội nhập kinh tế. Để thúc đẩy và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nớc cần ban hành những chính sách u đãi tài chính đối với doanh nghiệp nh tăng vốn cho vay, giảm lãi vay, kéo dài thời hạn trả nợ...
Việc hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực đã mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích nh tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tăng đầu t nớc ngoài... Xuất
khẩu sẽ mang lại nguồn ngoại tệ mạnh cho quốc gia, còn nhập khẩu làm giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Vì vậy, Chính phủ cần có những chính sách hợp lý để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ và những mặt hàng trong nớc đã sản xuất đợc. Chính sách thuế xuất, nhập khẩu đợc coi là một công cụ hữu hiệu nhất, nó quản lý vĩ mô toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi cả nớc.
- Thực hiện chính sách bảo hộ hộ ở mức độ hợp lý đối với sản xuất trong nớc. Việc đánh thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng trong nớc đã sản xuất đ- ợc sẽ hạn chế nhập khẩu những mặt hàng đó và tạo điều kiện phát triển nền sản xuất trong nớc.
- Trong điều kiện lợi thế so sánh còn hạn hẹp, nhà nớc cần trợ giá cho những hàng hoá xuất khẩu cha có lãi cao.
- áp dụng thuế suất bổ sung để chống bán phá giá, trợ giá, phân biệt đối xử. - Tăng cờng công tác hải quan, phối hợp với các nớc có chung biên giới để chống buôn lậu, truy thu thuế đối với hàng ngoại nhập lậu chốn thuế.
- Để khuyến khích phát triển xuất khẩu, Chính phủ đã có chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với những mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Bên cạnh chính sách thuế suất nhập khẩu, chính sách tỷ giá cũng là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nớc. Nó có tác dụng tích cực đến việc phát triển kinh tế của đất nớc mà trớc hết là tới việc đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực tế đã chứng minh, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên gần đây, nhất là thời điểm hiện nay, do chính sách đồng USD yếu của Mỹ, VNĐ đang bị đánh giá cao so với USD, làm cho giá VNĐ trong quan hệ tỷ giá với USD đắt lên đáng kể. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu trong những năm qua, riêng năm 2003, Việt Nam đã nhập siêu lên tới 5 tỷ USD, con số lớn nhất trong cả giai đoạn từ năm 1990 đến nay.Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Nhà nớc cần thực hiện chính sách VNĐ rẻ ở mức hợp lý.
3.3.1.3. Cải cách thủ tục hành chính:
Hiện nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nớc đều gặp khó khăn trong kinh doanh do sự phức tạp của thủ tục hành chính. Cần đơn giản hoá các thủ tục này nhằm giảm bớt những chi phí không cần thiết và rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
Đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Nhà nớc cần đơn giản các thủ tục kê khai và nộp tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi có cửa khẩu xuất, nhập hàng hoá. Cần quy định cụ thể về thời hạn thông báo thuế, thời hạn nộp thuế.