- Tổ chức, nghiên cứu, xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng dài hạn cho toàn ngành. Chiến lược này phải được cụ thể hoá theo từng vùng, từng khu vực, từng thời kỳ cụ thể, bám sát định hướng phát triển kinh tế xã hội của chính phủ. Chiến lược kinh doanh tín dụng được xây dựng hoàn thiện và đúng đắn sẽ giúp cho các chi nhánh có định hướng đầu tư đaúng đắn, từ đó nâng cao chất lượng đầu tư và hạn chế rủi ro.
- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm định, tái thẩm định cho vay đối với các khách hàng theo từng loại cho vay, từng loại khách hàng,
từng loại ngành nghề … các quy định về công tác thẩm định cần nghiên cứu tham khảo đối với các ngân hàng tiên tiến trong nước, trong khu vực và trên thế giới nhưng bên cạnh đó cũng cần phải áp dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện hoạt động, trình độ cán bộ, đối tượng khách hàng … có tính chất đặc thù của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Nhanh chóng ban hành các tiêu chuẩn cán bộ cần xem xét về các mặt: Đạo đức, nghề nghiệp, bằng cấp chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, am hiểu về pháp luật và kinh tế thị trường, thâm niên trong công tác,… Các chi nhánh cần dựa vào các chỉ tiêu chuẩn này để tuyển dụng, lựa chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ tín dụng.
Đồng thời NHNo&PTNT Việt Nam cần chủ động phối hợp nghiên cứu đào tạo khác lập chương trình kế hoạch và đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo một cách toàn diện cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, trang bị phương tiện làm việc, quy định phụ cấp trách nhiệm trong lương, chế độ công tác phí,…
Thực hiện tốt những biện pháp trên NHNo&PTNT Việt Nam sẽ xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
- Tìm biện pháp có hiệu quả để xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của các khoản nợ quá hạn và khai thác triệt để các tài sản chưa được xử lý. Đặc biệt đối với các tài sản khó hoặc chậm xử lý của các khoản vay khó đòi, khê đọng cần phân loại cụ thể để chủ động có biện pháp giải quyết trong khi công ty mua bán tài sản chưa ra đời. Các biện pháp có thể theo hướng: Dùng vốn của NHNo&PTNT để mua lại và đưa các tài có điều kiện phù hợp vào với định hướng mở rộng mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Song tín dụng cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn về kinh tế – xã hội và có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Đây là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan tới nhiều ngành nhiều cấp, ở cả vĩ mô lẫn vi mô.
Trong quá trình nghiên cứu, với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng, mà trước hết là ở NHNo&PTNT Yên Lạc, nội dung của chuyên đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau :
Một là: Phân tích thực trạng công tác tín dụng tại chi nhánh
NHNo&PTNT Đồng văn, ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng tín dụng, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu, những nguyên nhân cần khắc phục để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
Hai là: Những giải pháp và kiến nghị của chuyên đề gồm :
- Tăng cường công tác tổ chức đào tạo cán bộ và củng cố màng lưới hoạt động.
- Đổi mới nội dung trong hoạt động tín dụng
- Xây dựng và thực thi chiến lược thị trường và khách hàng
- Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát trong ngân hàng - Thiết lập và tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương. - Hoàn thiện và tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo cho an toàn hoạt động tín dụng của NHTM.
- Từng bước hoàn thiện cơ chế tín dụng của nhà nước cho phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường.
- Sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý tiền tệ.
- Xúc tiến nhanh việc hình thành các công ty bảo hiểm đối với các đối tượng có liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Đây là một đề tài phức tạp, nên những ý kiến đề xuất trong khoá luận chỉ là những đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tuy vậy nó vẫn phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành có liên quan trong quá trình thực hiện.
Một lần nữa cho phép em được bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy Lê Đức Lữ cùng toàn thể cán bộ của NHNo&PTNT Yên Lạc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ngân hàng thương mại của trường Đại học kinh tế quốc dân xuất bản
2. Giáo trình: Quản trị ngân hàng thương mại của Peter S.Rose.
3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4. Luật Tổ chức tín dụng.
5. Tạp chí ngân hàng các năm 2007, 2008, 2009. 6. Thời báo ngân hàng các năm 2007, 2008, 2009.
7. Báo cáo của NHNo&PTNT Yên Lạc các năm 2007, 2008, 2006.