Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại sgd nhno & ptnt việt nam 1 (Trang 41 - 43)

Sau khi đã có một chiến lược đúng đắn về tín dụng và công tác khách hàng tốt thì việc tiếp theo cần phải làm là biến những điều tốt đó thành hiện thực, thành lợi nhuận cho Ngân hàng. Để làm được điều đó thì công tác thẩm định dự án chính là đầu mối quyết định chất lượng của một khoản cho vay. Đối với việc thẩm định dự án đầu tư thì công tác thẩm định tài chính của dự án là quan trọng nhất.

Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cần chú ý tới các vấn đề sau:

Thứ nhất: Hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư vừa đủ và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để phản ánh hiệu quả dự án đầu tư được toàn diện, chính xác. Hệ thống chính xác đó bao gồm hai nhóm: Một là phản ánh khả năng sinh lời của dự án, hai là phản ánh độ rủi ro của dự án. Còn xuất phát từ chủ đầu tư là Ngân hàng, người thẩm định bỏ thêm nhóm chỉ tiêu khả năng hoàn vốn của dự án. Tuy nhiên cần đưa ra các nhóm chỉ tiêu phù hợp với thực tế nền kinh tế và thực tế hoạt động của NHTM ở Việt Nam.

Thứ hai: Sau khi xác định được các chỉ tiêu cần thiết để thẩm định tài chính của dự án vấn đề tiếp theo là phải xây dựng, tính toán đến các dòng lợi ích và chi phí của dự án, hiệu quả của dự án. Do vậy có xác định đúng lợi ích và chi phí thì mới đánh giá đúng hiệu quả của dự án. Việc xác định các loại lợi ích và chi phí trong khi xây dựng tính toán các chỉ tiêu cũng như quyết định bởi chỉ tiêu nghiên cứu thẩm định. Phân tích kinh tế không chỉ quan tâm tới lợi ích của nhà đầu tư như phát triển tài chính mà còn quan tâm tới sự đóng góp của dự án tới việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Do vậy mà quan niệm tính toán về lợi ích có sự thay đổi và điều chỉnh.

Thực chất việc xây dựng tính toán các chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư dựa trên một nền toán học chặt chẽ và phong phú. ở đây nếu chú trọng tới lý thuyết

thì cũng khó cho việc triển khai áp dụng trong thực tế vì còn bị giới hạn bởi nhiều điều kiện như thời gian, tổ chức… Trong tính toán các chỉ tiêu phải phân tích bằng giá trị hiện tại ròng, đó là phương pháp thẩm định tính khả thi của dự án dựa vào các chỉ tiêu như lãi kép, tỷ suất doanh lợi nội bộ, phân tích độ nhậy của dự án.

Cuối cùng vận dụng tính toán các chỉ tiêu của dự án không thể không chú ý tới tính khả thi của dự án. Tiêu điểm chính của vấn đề chính là dữ liệu. Các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở số liệu có thể thu thập hoặc dự kiến được một cách chính xác trong tương lai, chẳng hạn như giá cả, sản lượng, lãi suất, doanh thu… Đặc biệt trong xu thế hiện đại hóa nhanh chóng như hiện nay thì Ngân hàng cần phải nhạy bén, năng động…

Thứ ba: Đánh giá những gì mà các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mang lại. Mỗi chỉ tiêu từ hệ thống chỉ tiêu được xem xét so sánh với các chỉ tiêu chuẩn của dự án. Tùy chỉ tiêu mà có cách đánh giá khác nhau. Chẳng hạn, chỉ tiêu là một tiêu chuẩn do nội chỉ tiêu mang lại như (NPV>=0) hoặc chỉ tiêu chuẩn qua so sánh chỉ tiêu khác như IRR so với lãi suất của Ngân hàng, hay chỉ tiêu chuẩn do thống kê kinh nghiệm thực tế, do thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn chấp nhận của dự án ở đây cũng phụ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian cụ thể và thay đổi khi không gian thời gian thay đổi.

Kết quả thẩm định khi so sánh với tiêu chuẩn phải nói lên ý nghĩa của từng vấn đề. Vậy qua việc thẩm định hệ thống các chỉ tiêu, kết luận chung cuối cùng về dự án phải là một kết luận tổng hợp, khái quát thậm chí phải nhờ vào sự cho điểm để có thể phân biệt tầm quan trọng khác nhau của các chỉ tiêu đánh giá. Mặt khác, kết luận chung đôi khi phải linh hoạt tùy vào hoàn cảnh cụ thể và sự ưu tiên khía cạnh nào đó của dự án, hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam.

Thứ tư: Đối với những dự án lớn phức tạp, các khách hàng lớn hoạt động đa dạng cần kết hợp thẩm định dự án giữa cán bộ ngang hàng và các chuyên gia. Cuối cùng là nhận thức rõ ràng cách đánh giá, kết luận dự án phụ thuộc loại dự

án vào chủ đề thẩm định. Như ưu tiên cho sinh lợi, nhưng đối với NH thì lại xem xét về mặt thời gian trả nợ là đầu tiên và kết cấu tài chính của DN.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại sgd nhno & ptnt việt nam 1 (Trang 41 - 43)