I. QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG,VỐN CỐ ĐỊNH
2. Vốn cố định
Cũng như vốn lưu động, vốn cố định cũng chính là giá trị của tài sản cố định. Tài sản cố định bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc, chi phí cải tạo đất đai...
Hiện nay các doanh nghiệp ( Công ty )thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang phải thử thách đọ sức trên thị trường hàng hoá trong nước và cả hàng hoá nhập ngoại.
Trong cuộc cạnh tranh đó tất nhiên sẽ không có chỗ đứng cho những Công ty ( doanh nghiệp ) mà hàng hoá của họ bị kém phẩm chất, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán cao một cách không phù hợp. Vì thế, một trong những lối thoát có tính then chốt của các cơ sở này là phải đổi mới máy móc, thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ. Bởi vì chỉ nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng mẫu mã sản phẩm tốt, giá cả hạ và do đó mới có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Xét trên góc độ này việc đổi mới tài sản cố định trở thành một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp ( Công ty ).
- Việc đổi mới tài sản cố định còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ biên chế, giải phóng sức lao động thủ công nặng nhọc đảm bảo an toàn cho lao động nhất là các ngành sản xuất độc hại như ngành công nghiệp hoá chất, nông lâm nghiệp...
- Xét trên góc độ tài chính Công ty, việc nhậy cảm trong việc đầu tư đổi mới tài sản cố định toàn là nhân tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất như:
giảm chi phí sửa chữa, tăng năng suất lao động giảm chi phí tiền lương và đây là một biện pháp rất quan trọng để chống hao mòn vô hình trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật.
Trong kinh doanh, việc tăng cường đổi mới trang thiết bị được coi là lợi thế chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hoá mà cả thị trường vốn những Công ty có trình độ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại thường là những đơn vị được khách hàng hâm mộ, các giới ngân hàng tin cậy và họ sẽ có được lợi thế trong việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để thu hút các nguồn tài chính trong xã hội, phục vụ việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
Việc đổi mới tài sản cố định đúng hướng sẽ tạo ra những triển vọng lớn trong Công ty. Song cũng không loại trừ trường hợp rủi ro hoặc thất bại trong kinh doanh cũng vì đổi mới tài sản cố định nguyên nhân của thất bại này là người quản lý không tìm hiểu kỹ các căn cứ đầu tư, chọn nhầm phương án đầu tư nên đã có những quyết định về tài chính sai lầm vè đầu tư.
Tóm lại: trong các doanh nghiệp ( Công ty ) vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và của vốn sản xuất nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật “ Hệ thống xương và bắp thịt” của sản xuất kinh doanh. Do đó ở một vị trí then chốt và đặc điểm vận động của nó lại tuân theo tính quy luật riêng nên việc quản lý vốn cố định được coi là một trọng điểm trong công tác tài chính doanh nghiệp ( Công ty ). Một trong những biện pháp quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả là phải nghiên cứu các phương pháp phân loại và kết cấu của tài sản cố định.