Kết quả và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế làng nghề của

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng docx (Trang 46 - 82)

h) Về thu nhập và mức sống của lao động làng nghề hiện nay

2.3. Kết quả và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế làng nghề của

từ làng nghề chưa có nhiều nhưng làng nghề cũng đã đóng góp một phần nhất định nâng cao mức sống vật chất cũng như tinh thần của một số cư dân. Nó cho thấy khả năng của làng nghề trong vấn đề xoá đói giảm nghèo và làm giàu ở khu vực nông thôn trong thời gian tới nhờ phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn. Chúng cũng nói lên những đóng góp của làng nghề cho xã hội nói chung và đời sống xã hội nông thôn nói riêng.

2.3. Kết quả và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế làng nghề của Hải Phòng Phòng

2.3.1.Những kết quả đạt được trong thời gian qua:

Theo định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN & PTNT, UBND thành phố đã thực hiện chỉ đạo, tạo hành lang pháp lý và cơ chế chính sách đầu tư để phát triển làng nghề. Do đó, trải qua một thời gian khôi phục và xây dựng các làng nghề, các làng nghề Hải Phòng đã đạt được một số thành tựu nhất định về phát triển ngành nghề nông thôn, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội.

Đầu tiên phải nói đến là tác động tích cực của làng nghề đến chuyển dịch cơ

40% GDP chung của khu vực nông thôn. Đến năm 2000, tỷ trọng của ngành nghề nông thôn trong cơ cấu kinh tế nông thôn Hải Phòng là 45,7%. Riêng những xã có làng nghề hoạt động, tỷ trọng ngành nghề giai đoạn 2000-2001 chiếm 64%, cao hơn hẳn các nơi khác. Hoạt động sản xuất của các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo đúng hướng, tăng dần tỷ trọng của ngành nghề nông thôn trong cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung. Điều này lại có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa đối với thành phố Hải Phòng vốn không có nhiều thuận lợi cho sản xuất thuần nông. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho việc đưa nhanh cơ khí hoá vào sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy các loại hình dịch vụ, ngành nghề khác cùng phát triển. Đối với lao động nông thôn, làng nghề đã tạo ra việc làm cho người dân nông thôn, tạo ra nguồn thu nhập khá cao đối với người dân nông thôn, cao gấp 2,1-2,3 lần so với lao động thuần nông, do đó thu hút ngày càng nhiều lao động vào hoạt động làng nghề. Đến nay, khu vực kinh tế làng nghề đã thu hút hơn 24 ngàn lao động, trong đó tạo việc làm cho hơn 10.500 lao động thời vụ.

Thứ hai, kinh tế làng nghề Hải Phòng thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn Hải Phòng nói riêng. Tổng giá trị sản phẩm trung bình trong thời gian qua đạt khoảng 240.500 triêu đồng/ năm và nó đã góp phần nâng cao đời sốngvật chất tinh thần cho người dân nông thôn. Các làng nghề đồng thời cũng tham gia tạo ra một khối lượng sản phẩm không nhỏ cung cấp trước hết cho dân cư trong khu vực và bắt đầu có xu hướng tiến tới sản xuất hàng xuất khẩu.

Về mặt xã hội, hoạt động của làng nghề cũng đã tạo ra được những hiệu quả nhất định. Việc tham gia sản xuất ở làng nghề tạo ra thu nhập cao hơn so với lao động thuần nông là một cái mốc thu hút lao động nông thôn (khoảng 1-2%/năm). Việc tham gia lao động trong các ngành nghề đã tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định trật tự xã hội, giảm bớt nguy cơ về tệ nạn xã hội phát sinh do không có việc làm. Hơn nữa, trong quá trình lao động, người lao động sẽ được nâng cao tay nghề, tạo ra đội ngũ thợ hoàn thiện có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất hơn so với

hiện nay. Tăng lượng người tham gia lao động ở các làng nghề còn tạo ra khả năng phát triển các nghề mới, phong phú hoá các loại hình ngành nghề nông thôn. Một ảnh hưởng tốt nữa do có việc làm ổn định là hạn chế lượng người ở nông thôn ra thành phố tìm việc, giảm bớt gánh nặng cho đô thị. Hải Phòng hiện là thành phố có tỷ lệ lao động ở các làng nghề ra thành phố tìm việc giảm đi khá rõ. Cũng từ việc có việc làm và thu nhập ổn định, môi trường xã hội ở nông thôn cũng dần dần được cải thiện và ổn định hơn. Tệ nạn xã hội và các vấn đề do thất nghiệp gây ra giảm đi khá rõ. Đồng thời, cùng với phát triển sản xuát, giao lưu tiêu thụ, trình độ dân trí của người dân cũng được nâng cao. Do thu nhập tăng, tích luỹ tăng nên cơ sở hạ tầng cho sản xuất và sinh hoạt, các công trình phúc lợi xã hoọi, công trình công cộng được xây dựng nhiều hơn ở khu vực nông thôn.

2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng hiện nay:

Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định, nhưng cũng lại thấy rằng, trong những năm vừa qua, làng nghề của Hải Phòng có được khôi phục và phát triển, có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng chưa tạo ra được ấn tượng mạnh mẽ, chưa hoạt động hiệu quả như khả năng và mong đợi. Sản xuất ở làng nghề Hải Phòng, qua phân tích thực trạng cho thấy, quy mô sản xuất hiện còn rất manh mún, kỹ thuật sản xuất thô sơ, mang nặng tính thủ công. Vốn đầu tư cho máy móc, công nghệ ở những khâu có thể thay thế lao động chân tay nhằm tăng năng suất lao động còn rất thấp. Nó ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Cũng như bất kỳ sản phẩm hàng hoá khác trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm làng nghề cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm tương tự của các cơ sở sản xuất khác ở trong khu vực và cả ở ngoài khu vực. Nếu chỉ sản xuất cầm chừng như hiện nay thì ngành nghề nông thôn vẫn chỉ đóng vai trò như một ngành phụ cho nông nghiệp và làng nghề không thể tồn tại như một ngành độc lập, có khả năng mang lại việc làm có thu nhập cao đúng như vai trò của nó. Không chỉ thế, nó

còn có nguy cơ bị thủ tiêu bởi những khó khăn trong tiêu thụ. Tình trạng này bắt nguồn từ những tồn tại hạn chế hiện nay của làng nghề Hải Phòng.

Đầu tiên là những tồn tại về trình độ công nghệ kỹ thuật tại các làng nghề còn thấp và chậm được cải tiến. Sản phẩm sản xuất ra có giá thành cao, sức cạh tranh thấp so với sản phẩm cùng loại từ sản xuất công nghiệp. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chất lượng sản phẩm và sức sống của làng nghề. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau

- Thứ nhất, trình độ lao động hiện nay chưa cao, trình độ tổ cức quản lý sản xuất còn có nhièu hạn chế, Công tác dạy và học nghề còn nhiều bất cập. Các trường dạy nghề ở Hải phòng hiện phân bố chưa đều giữa các huyện, quận. Chính vì vậy, công tác dạy nghề chưa được phổ cập. Trong các trường dạy nghề thì số lượng các ngành nghề cũng nhu chất lượng giảng dạy chưa cao, nội dung giảng dạy còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Về hình thức đào tạo, các cấp độ đào tạo, thời hạn các khoá học cũng chưa phong phú để phù hợp với nhiều đối tượng. Một vấn đề nữa của các trường dạy nghề là kinh phí ít và thiếu nên cơ sở vật chất chậm được cải thiện và đổi mới cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay và phục vụ cho nhu cầu phát triển sau này. Việc học nghề cũng không được nhiều người dân quan tâm hưởng ứng, kể cả chủ các đơn vị sản xuất. Học nghề chủ yếu theo phương thức truyền nghề và tâm lý coi nghề là nhân tố phụ còn khá năng nề.

- Thứ hai, do mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại cùng với khả năng đầu tư nhỏ bé của các hộ sản xuất không có điều kiện trang bị máy móc hay áp dụng công nghệ hiệnđại vào sản xuất. Các loại máy móc được sử dụng ở các làng nghề hiện nay chủ yếu là các loại máy móc thải loại từ công nghiệp thành thị hoặc máy rẻ tiền có năng suất, chất lượng không cao.

Vấn đề tồn tại thứ hai là thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hẹp. Vấn để thị trường có thể coi là vấn đề quan trọng có tính sống còn đối với phát triển kinh tế làng nghề. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ là do chất lượng sản phẩm thấp, hình thức mẫu mã chưa phong phú, ít chủng loại sản phẩm, sản phẩm thiếu tính

sáng tạo và sản phẩm cũng không được phổ biến, quảng bá rộng rãi trên thị trường. Với các ngành nghề chế biến nông sản thì còn có nguyên nhân từ tính vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất chưa cao nên chưa được ưa chuộng. Các làng nghề Hải Phòng thậm chí còn tồn tại tình trạng sản phẩm sản xuất ra phải mang thương hiệu của nơi khác mới có thể tiêu thụ được. Điều này thể hiện sự yếu kém của các làng nghề trong khâu tiêu thụ và đồng thời, về lâu dài việc làm này ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề Hải Phòng. Bên cạnh đó, qua phân tích cho thấy khâu tiêu thụ chưa được quan tâm đúng mức ở các làng nghề. Do vậy, sản phẩm không những chư chiếm lĩnh được thị trường nội vùng mà còn bị các sản phẩm từ nơi khác lấn lướt.

Thứ ba, về đầu tư cho sản xuất của làng nghề hiện cũng còn một số vấn đề tồn tại. Lượng vốn huy động cho sản xuất ở các làng nghề hiện còn rất thấp. Người dân còn ngần ngại và không yên tâm về sự bảo toàn cũng như phát triển vốn của mình khi đưa vào sản xuất của các làng nghề. Do vậy, lượng vốn khá lớn còn đọng trong dân chưa phát huy hết tiềm năng của mình. Về vốn tín dụng, một thực tế hiện nay ở Hải Phòng là nhu cầu về vốn lớn mà vốn tín dụng hầu như chưa phát huy được vai trò của nó đối với vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung. Nguyên nhân có thể thấy dễ dàng là do hệ thống tài chính tín dụng ngân hàng còn chưa theo sát sự phát triển cả khu vực nông thôn, chưa nắm bắt được thực tế sản xuất tại các làng nghề hiện nay.

Về mặt môi trường, Sự hoạt động của làng nghề hiện nay có một số ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Ô nhiễm do rác thải, do phế thải ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước và không khí. Đặc biệt là ở các làng nghề mộc Kha Lâm (Kiến An), nghề khai thác vật liệu xây dựng, làng nghề đúc kim loại Mỹ Đồng ( Thuỷ Nguyên), các làng chế biến nông sản... Sự ảnh hưởng đến môi trường khi tiến hành sản xuất là khó tránh khỏi trong điều kiện hiện nay nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm được mức thiệt hại cho môi trường bằng cách nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân ở các làng nghề. Hiện nay, người dân ở các làng nghề chưa có ý thức cao

trong vấn đề này đồng thời cũng không có điều kiện để xử lý chất thải trong sản xuất. Việc đưa rác thải, phế thải ra các nguồn nước hoặc đổ bỏ chất thải không qua xử lý đã làm tổn hại rất nhiều đến không chỉ môi trường mà còn sức khoẻ của những người khác trong khu vực.

Cuối cùng, còn tồn tại là vấn đề phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế làng nghề. Trong thời gian qua, Thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng đã có nhiều biện pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế làng nghề nhưng quá trình thực hiện lại còn có nhiều vướng mắc nên những biện pháp này không phát huy hết được hiệu quả của nó.

2.3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng:

Như chúng ta đã thấy, để phát triển kinh tế làng nghề tại Hải Phòng thì trước mắt còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là vấn đề thị trường tiêu thụ sản

phẩm. Thị trường tiêu thụ là vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển hay tiêu thuỷ của các làng nghề. Lịch sử phát triển làng nghề của nước ta đã cho thấy điều nay. Do vây, các làng nghề Hải Phòng cần có một chiến lược nắm bắt, tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường.Vấn đề đặt ra cho các làng nghề Hải Phòng ở đây là thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy cũng có nghĩa là đồng thời nâng cao kỹ thuật sản xuất, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm... Có thể nói, cải tiến sản phẩm là bước đi quan trọng và cần thiết đầu tiên để mở rộng thị trường tiêu thụ cho các làng nghề Hải Phòng. Vấn đề thứ hai để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm là cần có một chiến lược tiếp cận thị trường.

Thứ hai là vấn đề huy động, cải tạo và phát huy nguồn lực, bao gồm cả nguồn

lực vốn cho sản xuất, đảm bảo nguyên liệu và cải thiện trình độ lao động làng nghề.

Về khai thác nguồn lực vốn, qua phân tích ta đã thấy rằng, hầu như các cơ sở sản xuất ở Hải Phòng đều là các hộ gia đình tiến hành sản xuất dựa trên nguồn vốn tự có. Nguồn vốn này có đặc điểm cơ bản là nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, các cơ sở sản xuất khó có cơ hội đầu tư cho sản xuất, không phát huy được những tiềm năng lợi thế

khác. Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng nông thôn lại chưa phát huy được vai trò của mình. Hải Phòng những năm vừa qua có cải thiện nhiều vấn đề về tín dụng, mở rộng khả năng cho nông dân vay vốn sản xuất nhưng thực tế thì người dân vẫn còn những khúc mắc, khó khăn khi vay vốn sản xuất. Hoặc là thủ tục vay còn phức tạp, hoặc là lượng vốn được vay chưa thoả đáng cho sản xuất, hoặc là thời hạn vay còn quá ngắn, chưa đủ để hồi vốn và phát triển sản xuất... Do đó, tâm lý người dân còn ngần ngại khi vay vốn, chủ yếu sản xuất bằng vốn tự có với số lượng có hạn. Hơn nữa, cũng bởi các cơ sở sản xuất hiện nay ở các làng nghề Hải Phòng là hộ gia đình, các hình thức tổ chức sản xuất khác còn ít nên mức độ tập trung nguồn lực, khả năng tiếp cận thị trường còn rất thấp. Để phát triển sản xuất, nhất thiết phải có sự đầu tư với quy mô lớn hơn vào sản xuất và như vậy, cần có những biện pháp thu hút vốn đầu tư vào khu vực sản xuất ngành nghề nông thôn của Hải Phòng. Không chỉ là thu hút vốn trong dân mà còn phải có những biện pháp để phát huy vai trò vốn tín dụng, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho sản xuất tại các làng nghề.

Về vấn đề nguyên liệu cho sản xuất: Sản xuất của các làng nghề hiện nay chỉ một số khai thác được nguồn nguyên liệu trong thành phố. 60% nguyên liệu phải nhập từ nơi khác trong đó có 0,34% nguyên liệu nhập ngoại. Tình hình này gây ra một số khó khăn cho sản xuất làm cho tính chủ động trong sản xuất giảm. Hơn nữa, nó cũng cho thấy mức độ khai thác nguồn lực taị chỗ hiện nay ở Hải Phòng là chưa cao. Như vậy, vấn đề này cần sớm giải quyết để các làng nghề có thể đi vào sản xuất ổn định, khai thác triệt để nguồn lực tại địa phương, giảm giá thành sản phẩm.

Vấn đề trình độ lao động: Mặc dù có thuận lợi về số lượng lao động nhưng để

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng docx (Trang 46 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)