Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng docx (Trang 26 - 32)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng:

2.2.1.Vài nét về quá trình phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng:

Hải Phòng vốn là vùng nông thôn miền biển thuộc duyên hải Bắc Bộ. Người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, ngoài trồng lúa là chính còn trồng các cây lương thực, cây cói và cây thuốc lào. Đảo Cát Hải, thị xã Đồ Sơn và một số xã ven biển ở Kiên thuỵ có nghề làm muối. Đảo Cát Bà và nhiều xã ven biển, cửa sông có nghề đánh bắt thuỷ hải sản. Nghề thủ công cổ truyền cũng khá phát triển, có những làng nghề nổi tiếng như đúc gang Phương Mỹ( Thuỷ Nguyên); tác tượng Đồng Minh và dệt vải Cổ Am(Vĩnh Bảo)…Những làng nghề này đã phát triển từ cuối thế kỷ XIX

với nhiều làng nghề truyền thống đã từng có tên tuổi trong nước. Hải Phòng đã có trên 60 làng nghề truyền thống với trên 20 ngành nghề khác nhau. Nhưng do biến động của thời gian cùng với nhiều lý do khách quan và chủ quan khác, đến nay hầu hết các làng nghề truyền thống này đã dần mai một và đi vào lịch sử. Một số ít làng nghề hiện truyền thống hiện còn tiếp tục phát triển, một số khác chuyển đổi ngành nghề phục vụ đời sống khác. Tuy nhiên hoạt động sản xuất của các làng nghề hiện nay vẫn còn ở dạng nhỏ lẻ, manh mún và hiệu quả cũng như năng suất lao động chưa cao.

Giai đoạn từ năm 1990 trở về trước:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thủ công nghiệp trên cả nước, Hải Phòng cũng khai thác thế mạnh về các ngành nghề truyền thống trên khắp các địa bàn quận huyện; phục hồi phát triển các HTX sản xuất gia công cho các đơn vị quốc doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: thảm len, thảm đay, thảm cói, chiếu cói, hàng mây tre đan, mành trúc, thêu ren, thảm trải giường, trải bàn, đúc kim loại... Các làng nghề Hải Phòng sản xuất nhiều mặt hàng với chủng loại phong phú. Hầu hết các sản phẩm này được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô(cũ). Năm 1990, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 13,8 triệu USD, chiểm 30% tổng kim ngạch toàn thành phố. Có thể nói, đây là giai đoạn phát triển nhất của các làng nghề Hải Phòng.

Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995

Đây là giai đoạn khó khăn của làng nghề Việt Nam nói chung do sự đổ vỡ của thị trường chủ yếu của chúng ta là Đông Âu và Liên Xô (cũ). Cơ chế thị trường mở ra là lúc các làng nghề rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Hàng hoá không còn khan hiếm như trước. Làng nghề đứng trước một sức ép mạnh mẽ của hàng hoá Trung quốc nhập lậu có giá rẻ hơn rất nhiều mà hình thức, mẫu mã lại đa dạng hơn, được nhiều người ưa chuộng hơn. Không có nơi tiêu thụ, đầu ra cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trở nên bế tắc. Do đó, việc sản xuất các mặt hàng này dần dần co hẹp thậm chí ngừng hoạt động đối với một số làng nghề. Một số làng nghề truyền thống chuyển sang sản xuất các mặt hàng rẻ tiền khác phục vụ đời sống

sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa. Sự chuyển đổi đối tượng sản xuất nhằm giải quyết trước mắt việc làm và thu nhập cho chính con em làng nghề trong giai đoạn khó khăn. Tất nhiên, nó không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như không mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người làm nghề. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề lúc này phải trông mong vào những cơ hội mới trong tương lai.

Từ năm 1996 trở lại đây, do có những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và Thành phố khuyến khích sự phát triển của ngành nghề nông thôn, các làng nghề được mở ra một hướng phát triển mới có nhiều tương lai và hứa hẹn hơn. Số lượng làng nghề và ngành nghề tăng, song khả năng tồn tại và phát triển vững chắc của ngành nghề còn yếu. Làng nghề ở Hải Phòng hiện nay chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề lao động việc làm trong thời gian nông nhàn ( nghề đan tre, chế biến cói, chế biến nông sản...) hoặc tận dụng thế mạnh của địa phương (vận tải, khai thác vật liệu xây dựng...). Các làng nghề bao gồm cả các làng nghề truyền thống và làng nghề mới và phát triển ở các huyện ngoại thành. Căn cứ theo sản phẩm làm ra, Hải Phòng hiện có 11 loại hình ngành nghề ở 30 làng nghề. (Bảng 2)

STT Loại hình Sản phẩm chủ yếu Số lượng

1 Sản phẩm mây tre Song, mây, tre đan, chổi đót ... 8 2 Thêu ren, thảm len Thêu ren, móc chỉ, bôđê, thêu tranh, dệt màn, khăn

mặt, thảm len 3

3 Chế biến cói Dệt chiếu, đan mũ, đĩa, làn cói... 1 4 Chế biến nông sản Bún, bánh đa, bánh gai... 3 5 Sản xuất đồ gỗ Điêu khắc, tạc tượng, sản xuất đồ gỗ dân dụng,

đóng tàu thuyền vỏ gỗ... 4

6 Đúc rèn, kim loại Đúc gang, đúc đồng, đúc mỹ nghệ, rén các sản

phẩm cơ khí... 2

7 Vật liệu xây dựng Đá, vôi, phụ gia xi- măng... 4 8 Vận tải Vận tải trên bộ, vận tải thuỷ 2

9 Cây cảnh Trồng và kinh doanh cây cảnh 1

10 Gột cá giống Giống cá tôm các loại 1

11 Đánh cá xa bờ Các loại thuỷ sản 1

BẢNG 3: CÁC LÀNG NGHỀ HIỆN NAY CỦA HẢI PHÒNG Số TT Huyện (Quận,thị xã) Ngành nghề Hình thức Truyền thống Mới I An Hải 4 làng nghề

1 Chế biến nông sản (bún,bánh) Tân Tiến x

2 Trồng hoa Đằng Hải x 3 Mây, tre đan Dư Hàng Kênh x

4 Đan tre Hồng Thái x

II An Lão 1 làng nghề

5 Đan tre An Thái x

III Kiến An 1 làng nghề

6 Mộc, đồ gỗ ôkan Nam Sơn x

IV Kiến Thuỵ 4 làng nghề

7 Đan tre Thuận thiên x

8 Dệt thảm len Thuận thiên x 9 Đan tre Thanh Sơn x

10 Chế biến nông sản Đông Phương x

V Thuỷ Nguyên 13 làng nghề

11 Đóng thuyền vỏ gỗ Lập lễ x 12 Đánh cá vương khơi Lập Lễ x 13 Đan tre Chính Mỹ x

14 Đúc kim loại Mỹ Đồng x

15 Vật liệu xây dựng Lại Xuân x 16 Vật liệu xây dựng An Sơn x 17 Vật liệu xây dựng Minh Đức x 18 Vận tải Minh Đức x 19 Chế biến nông sản Thiên Hương x 20 Vận tải An Lư x

21 Rèn kim loại Hoa động x

22 Sản xuất đồ gỗ Phục Lễ x

23 Vật liệu xây dựng Minh Tân x

VI Tiên Lãng 2 làng nghề

24 Đan tre Tiên Cường x 25 Dệt chiếu cói Quang Phục x

VII Vĩnh Bảo 5 làng nghề

26 Điêu khắc, tạc tượng, sơn mài Đồng Minh x 27 Đan tre Đồng Minh x 28 Dệt vải, thảm len, ren Cổ Am x

29 Thêu ren Cao Minh x

30 Gột cá giống Cao Minh x Tổng cộng 16 14

Nguồn: Sở NN & PTNT Hải Phòng

Ta có thể thấy, số lượng làng nghề ở Hải Phòng hiện nay còn khá ít, chủ yếu là các nghề không đòi hỏi cao về tay nghề kỹ thuật cũng như ít có yêu cầu về máy móc

và vốn đầu tư. Số ngành mới và số ngành truyền thống được khôi phục sản xuất là tương đương nhau. Tuy nhiên các ngành nghề truyền thống chủ yếu sản xuất thủ công. Nhìn chung, các huyện Hải Phòng đều có làng nghề phát triển nhưng loại hình sản xuất chưa nhiều, chưa phong phú và chỉ tập trung một số xã. Còn lại, nhiều xã chưa có làng nghề phát triển. Như vậy, cần phải mở rộng hơn nữa mô hình sản xuất làng nghề đồng thời mở ra thêm nhiều ngành mới, khôi phục các ngành nghề có tiềm năng để khai thác năng lực sản xuất.

2.2.2.Sự phát triển của làng nghề Hải Phòng giai đoạn từ năm 1996 đến nay:

a) Chủ trương, chính sách phát triển làng nghề của thành phố:

Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước là một mốc son với nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng trong đó có làng nghề. Nhất là sau khi Chính phủ ban hành quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về “ Một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn” cùng với sự hồi phục và phát triển các ngành kinh tế khác, ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ được phát triển trở lại. Thực hiện quyết định của Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng đã ra văn bản 1777/KH-UB ngày 07/06/2001 về “Kế hoạch triển khai thực hiện quyết định 132/2000/QĐ-TTg” Ngày 05/09/2001 UBND thành phố có quyết định 2068/QĐ-UB về “ Thành lập tiểu ban quản lý chương trình hỗ trợ, khôi phục phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp”. Ban thường vụ thành uỷ khoá XI cũng đưa ra nghị quyết 15 về một số vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, trong đó đề cập đến chủ trương và giải pháp “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ trọng tổng sản phẩm xã hội”. Tại hội nghị cấp thành phố “ Hội thảo ngành nghề nông nghiệp nông thôn Hải Phòng” có sự tham gia của các cấp các ngành trong thành phố cũng cho thấy sự quan tâm của thành phố trong vấn đề phát triển ngành nghề nông thôn tại thành phố Hải Phòng. Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thứ 12 xác định: Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần phải “Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến,

thủ công mỹ nghệ, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các cụm công nghiệp và các làng nghề, các loại hình dịch vụ và kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp...”. Cụ thể, thành phố Hải Phòng đã có những mục tiêu cụ thể tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 670 triệu USD, tăng 19%/ năm, sản lượng hàng thông qua cảng đạt trên 12 triệu tấn, giải quyết việc làm cho trên 17,5 vạn lao động, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo lên hơn 35% tổng số lao động thành phố. Trong giai đoạn 2000-2992, thành phố đã dành 1.500 triệu đồng cho đầu tư phát triển các làng nghề có tính mũi nhọn; phát triển các khu công nghiệp làng nghề tập trung, cấp quyền sử dụng đất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, triển khai các chương trình tín dụng và thông tin thị truờng...

Thành phố có dự kiến tiếp tục phát huy và đến năm 2005 phát triển thêm 5 làng nghề, năm 2010 phát triển thêm 17 làng nghề với một số ngành nghề mới như chạm khắc vỏ ốc biển và quy hoạch lại những làng nghề hoạt động có hiệu quả, những làng nghề hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp dần. Với mục tiêu tiến tới giải quyết 29.000 lao động bao gồm cả lao động chuyên và lao động kiêm, đem lại thu nhập đạt trên 500.000đ/ tháng, tổng doanh thu ước tính đạt 350 tỷ đồng ( chiếm khoảng 45-50% tổng doanh thu của các địa phương). Theo đó, thành phố đã khuyến khích đào tạo nghề, đầu tư chiều sâu cho sản xuất có hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách.

Nói tóm lại, Đảng bộ và UBND thành phố Hải Phòng rất quan tâm đến vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và vấn đề phát triển ngành nghề nông thôn nói riêng. Qua các nghị quyết của thành phố cho thấy, thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng coi ngành nghề nông thôn như một vấn đề quan trọng, có tính động lực cho sự phát triển của nông thôn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Thực trạng và những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở Hải Phòng docx (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)