*Về số lượng lao động trong các làng nghề
Trong tổng số 26 xã được điều tra, tổng số lao động làng nghề chiếm 26% số lao động. Trong đó, huyện Thuỷ Nguyên có số lao động tham gia cao nhất, chiếm 53% tổng số lao động nông nghiệp huyện.Các hộ, cơ sở sản xuất làng nghề bình quân tạo việc làm cho từ 1 đến 4 lao động thường xuyên và 1- 2 lao động thời vụ. Trong các ngành nghề được điều tra, nghề đan tre là nghề có nhiều lao động tham gia nhất (5.039 người, chiếm 21% tổng số lao động của làng nghề). Có thể lý giải điều này là bởi tính thủ công đơn giản của nghề, dễ học, dễ làm và có thể tham gia vào bất cứ lúc nào.Về loại hình tham gia lao động thì có 13.526 lao động thường xuyên (chiếm 56%); lao động thời vụ là 10.543 người (chiếm 44%). Điều này cho thấy, làng nghề Hải Phòng đã tạo ra sức hút lao động đáng kể, tạo ra được việc làm cho người nông dân trong lúc nông nhàn, giải quyết tình trạng bán thất nghiệp. Mặt khác nó cũng lại cho thấy tính chất “phụ” của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn còn nặng nề. Lao động nam có 15.327 người (chiếm 63%) chủ yếu tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng (3.441 người); đánh bắt cá xa bờ (2.900 người), đúc rèn kim loại, sản xuất đồ gỗ, vận tải... nói chung là những công việc nặng nhọc, yêu cầu sức khoẻ, phù hợp với nam giới. Lao động nữ có 8.742 người ( chiếm 37%) chủ yếu tập trung vào các nghề đan tre, chế biến cói, thêu ren,... các ngành đòi hỏi sự cẩn thận kiên trì và khéo léo. Với cả hai giới đều có những
ngành nghề phù hợp để tham gia lao động, tân dụng nguồn lực lao động ở địa phương. BẢNG 5: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ (Đơn vị: người) Số TT TÊN NGÀNH NGHỀ LAO ĐỘNG (NGƯỜI) Tổng số
Theo giới tính Tính chất lao động
Tình trạng việc làm
Nam Nữ Thường
xuyên
Thời vụ Đủ việc Thiếu
việc 1 Đan tre 5.039 2.470 2.569 1.791 3.248 2.140 2.899 2 Thêu ren 844 06 838 552 292 500 344 3 Gột cá giống 850 820 30 250 600 720 130 4 Dệt chiếu cói 1.500 600 900 600 900 1.200 300 5 Sản xuất đồ gỗ 1.615 1.454 161 817 798 1.156 459 6 Chế biến nông sản 1.661 595 1.066 1.015 646 1.078 538 7 KD cây cảnh 2.262 973 1.289 1.606 656 1.855 407 8 Vật liệu xây dựng 4.867 3.441 1.426 3.203 1.664 3.803 1.064 9 Đúc, rèn kim loại 1.626 1.213 413 990 636 1.232 394 10 Vận tải 905 855 50 802 103 830 75 11 Đánh cá xa bờ 2.900 2.900 - 1.900 1.000 1.900 1.000 Tổng cộng 24.069 15.327 8.742 13.526 10.543 16.414 7.655
(Nguồn: Sở NN & PTNT Thành phố Hải Phòng)
Phân chia theo tính chất lao động, ta có thể thấy, hoạt động của làng nghề đã góp phần giải quyếtđược cho 13.526 lao động thường xuyên và 10.543 lao động thời vụ. Phân chia theo tình trạng việc làm cho thấy điều đáng quan tâm là lượng việc làm ở các làng nghề hiện không đủ cho lượng người có nhu cầu làm việc, biểu hiện qua
con số 7.655 người thiếu việc làm của các làng nghề được điều tra. Tổng số lao động có việc làm là làng nghề mới chỉ là hơn 24.000 người, chưa phải là con số lớn đối với lượng lao động dồi dào ở nông thôn Hải Phòng. Một mặt nó cho thấy nguồn lực lao động của Hải Phòng hiện vẫn chưa được giải phóng hết. Mặt khác lại thấy rằng nông thôn Hải Phòng hiện có một nguồn lao động dồi dào sẵn sàng với việc làm. Đây là một nguồn lực đáng kể để khai thác trong thời gian tới.
*Về chất lượng lao động: đáng chú ý là hiện nay các lao động hầu hết chưa qua đào tạo, chủ yếu làm bằng kinh nghiệm và truyền nghề. Do đó, chất lượng lao động không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
BẢNG 6: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ Số TT Tên ngành nghề Tổng số lao động Chưa qua đào tạo
Đã qua đào tạo
Tổng số Trình độ Sơ cấp Thợ giỏi Trung cấp CĐ ĐH 1 Đan tre 5.039 4.930 109 10 99 - - 2 Thêu ren 844 - 844 741 102 - 1 3 Gột cá giống 850 770 80 - 52 25 3 4 Dệt chiếu cói 1.500 1.380 120 - 120 - - 5 Sản xuất đồ gỗ 1.615 1.376 239 125 94 20 - 6 Chế biến nông sản 1.661 1.661 - - - - - 7 KD cây cảnh 2.262 2.262 - - - - - 8 Vật liệu xây dựng 4.876 4.119 748 348 400 - - 9 Đúc, rèn kim loại 1.626 1.404 222 50 130 40 2 10 Vận tải 905 509 396 304 - 56 36 11 Đánh cá xa bờ 2.900 2.378 522 410 - 103 9 Tổng cộng 24.069 20.789 3.280 1.988 997 244 51
(Nguồn: Sở NN & PTNT Thành phố Hải Phòng)
Có thể thấy rằng tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo là rất ít, chỉ có 3.280 người, chiếm 14% tổng số lao động làng nghề. Trình độ đào tạo của người làm nghề cũng tỷ lệ nghịch với số lượng lao động tương ứng. Chủ yếu thợ làm nghề chỉ có
trình độ sơ cấp, chiếm đến hơn 50% tổng số lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt, người làm nghề có trình độ cao đẳng hoặc đại học rất hiếm hoi, chỉ có 51 người trong 3.280 người được đào tạo và trong 24.069 người là lao động làng nghề. Lượng lao động có qua đào tạo chủ yếu tập trung ở các nghề thêu ren, vận tải , vật liệu xây dựng. Nhưng thợ có trình độ cao về chuyên môn thì chủ yếu ở các ngành đánh cá xa bờ, đúc rèn kim loại. Một điểm đáng lưu ý là nghề chế biến nông sản, sản xuất các loại thực phẩm, bún bánh,... hoàn toàn không được đào tạo qua một bậc nào cả. Việc sản xuất hoàn toàn dựa trên nghề cha truyền con nối hoặc nghề dạy nghề. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng. Cũng như vậy, đối với các nghề đòi hỏi trình độ nhất định như vận tải, khai thác vật liệu xây dựng hay đánh cá xa bờ thì mức đào tạo mà người dân được học chủ yếu là trình độ sơ cấp. Dễ thấy rằng mức độ đào tạo đối với các ngành này như vậy là chưa thoả đáng. Hậu quả của nó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như của cải vật chất của chính người làm nghề, ảnh hưởng tới sản phẩm và môi trường sinh thái bền vững.
Một vấn đề nữa là trình độ quản lý của chủ các cơ sở sản xuất ở Hải Phòng hiện cũng chưa cao. Nguyên nhân do sản xuất nhỏ quy mô gia đình nên chủ hộ đồng thời là chủ cơ sở sản xuất, quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản xuất. Đối với những hộ sản xuất lâu năm còn có thể bù lấp bằng kinh nghiệm và mối quan hệ trong sản xuất, tiêu thụ. Còn đối với hộ mới đi vào sản xuất thì sự thiếu hụt kiến thức chung về sản xuất và quản lý làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày nay, người quản lý cần có một lượng kiến thức nhất định trong sản xuất kinh doanh để có được những quyết định kinh doanh đúng đắn. Trong khi đó, Hải Phòng vốn được đánh giá là một trong những thành phố có trình độ dân trí cao, nguồn lao động có tay nghề và được đào tạo bài bản hơn so với một số tỉnh, địa phương trong khu vực. Vấn đề là ở chỗ thu hút lượng lao động này phục vụ cho hoạt động của các làng nghề, góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tóm lại, trình độ lao động nói chung của các lao động làng nghề ở Hải Phòng hiện nay là chưa cao, 86% lao động chưa qua đào tạo, chỉ có 14% lao động được qua đào tạo. Để phát triển sản xuất và duy trì sự tồn tại, phát triển của làng nghề thì trong thời gian tới cần có những biện pháp thúc đẩy công tác dạy và học nghề, nâng cao trình độ của người làm nghề.