Hiệu quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên pptx (Trang 48 - 54)

II. thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty

2.2. Hiệu quả kinh doanh của Công ty

2.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

- Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh : DVKD (%)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 - 521 74 271 Lãi trả vốn vay (TLW) 1.067 281 91 1.121 67 Tổng vốn kinh doanh (VKD ) 16.606 39.695 48.092 133.664 87.802 DVKD (%) 16.73 3,86 -0,90 0,89 0,384

Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn. Theo kết quả trên thì năm 2000 bỏ ra 100 đồng tiền vốn tạo ra 16,73 đồng lợi nhuận, năm 2001 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đẫ giám sút nhiều do kinh doanh lương thực lỗ, phải bỏ ra 100 đồng tiền vốn

mới tạo ra được 3.86 đồng lợi nhuận. Song đến năm 2002 do diễn biến phức

tạp của thị trường lương thực nội địa nên Công ty đã bị thua lỗ, kết quả là

năm 2002 chỉ số doanh lợi vốn của Công ty bị âm. Tuy nhiên do sự nhận

thức và đúc rút kinh nghiệm của sự thất bại đó năm 2003 Công ty đã vay vốn để kinh doanh lương thực và đầu tư vào xây dựng công trình Trung tâm dịch vụ vận tải Lương Yên . Có sự tổ chức quản lý hợp lý nên lợi nhuận của năm 2003 đã tăng lên, làm cho doanh lợi của vốn tăng lên đạt 0,89 ( Tức là

để thu được 0,89 đồng lợi nhuận thì cần phải bỏ ra 100 đồng vốn), tuy chưa cao nhưng đó là dấu hiệu chứng tỏ sự đầu tư đúng hướng của Công ty. Vì các công trình đầu tư mới vừa đang xây dựng vừa đưa vào khai thác nên chưa phát huy được hiệu quả. Năm 2004 doanh lợi của toàn bộ vốn kinh

tăng lợi nhuận vào những năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến cuối năm 2004 và

quý đầu năm 2005, doanh lợi của doanh nghiệp đã tăng rõ ràng vì lúc này có thể nói các công trình xây dựng đã đi vào quỹ đạo hoạt động và đạt được

nhiều hiệu quả

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu: DVCSH(%)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 521 74 271 Vốn tự có (VTC) 7.551 9.019 33.950 29.335 30.446 Doanh lợi vốn tự có DVTC(%) 22,66 13,94 -1,54 0,25 0,89

Doanh lợi vốn chủ sở hữu xét cho cùng thì đó là sự quan tâm nhất của

doanh nghiệp. Thực tế cho thấy Công ty đã rất cố gắng để nâng cao chỉ tiêu này. Cụ thể là năm 2000 doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty là 22,66;

năm 2001 là 13,94 (tức là để có 13,94 đồng lợi nhuận cần phải có 100 đồng

vốn tự có). Năm 2002 do các nguyên nhân đã đề cập trên cho nên chỉ số này của Công ty cũng bị âm. Tuy nhiên nó đã được phục hồi dần. Thể hiện năm

2003, chỉ số doanh lợi vốn tự có đạt 0,25 (100 đồng vốn tự có tạo ra 0,25

đồng lợi nhuận), năm 2004 chỉ số này đã đạt được 0,89. Điều đó thể hiện sự đầu tư đúng hướng của Công ty. Mặt khác nhìn vào hai bảng (Doanh lợi của

toàn bộ vốn kinh doanh và Doanh lợi vốn chủ sở hữu) chúng ta có thể thấy

rằng hiệu quả của đồng vốn vay còn thấp. Đây là vấn đề Công ty cần phải

quan tâm nhiều hơn để đồng vốn vay thực sự có hiệu quả.

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 - 521 74 271 Doanh thu bán hàng ( TR) 73.135 80.172 139.055 255.866 251.638 DTR (%) 2,34 1,57 -0,38 0,03 0,11

Như đã trình bày ở bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu bán hàng còn quá thấp so với mức bình thường (Khoảng 5%) . Điều này cho thấy rằng lợi nhuận trên 1 đồng doanh thu còn quá thấp ( Năm 2000: 100 đồng doanh thu thu được 2,34 đồng lợi nhuận, năm 2001: 100 đồng doanh thu mới thu được 1,57 đồng lợi nhuận, năm 2002 Công ty bị

lỗ nên chỉ tiêu này âm, năm 2003 thì 100 đồng doanh thu mới thu được 0,03 đồng lợi nhuận, năm 2004: 100 đồng doanh thu thu được 0,11 đồng lợi

nhuận). Như vậy doanh lợi của doanh thu bán hàng có chiều hướng tăng dần

theo sự đầu tư đúng hướng của công ty.

- Hiệu quả kinh doanh theo chi phí: HCPKD(%)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Doanh thu bán hàng ( TR) 73.135 80.172 139.055 255.867 251.638 Chi phí kinh doanh của sản phẩm

tiêu thụ trong kỳ (TCKD ) 74.254 78.915 139.576 255.792 253.775

(HCPKD)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ quản lý và sử dụngchi phí còn kém của Công ty, 1 đồng chi phí gần như chỉ tạo ra 1 đồng doanh thu. Các

năm 2000, năm 2002, năm 2004 thu không đủ bù chi.

2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả bộ phận

- Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh: SVVKD

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Doanh thu bán hàng (TR) 73.135 80.172 139.055 255.867 251.638

Tổng vốn kinh doanh (VKD) 16.606 39.695 48.093 133.665 69.666

SVVKD 4,4 2,02 2,89 1,91 3,61

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn, nó cho biết 1 đồng vốn trong một năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Theo bảng

số liệu ta thấy số vòng quay của toàn bộ vốn năm 2000 là 4,4. Đây là năm

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả. Năm 2001 là 2,02,

như vậy tương đối thấp. Một Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì chỉ tiêu

này thường là  3. Sang năm 2002 chỉ tiêu này đã được cải thiện một cách đáng kể (2,89) đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Doanh nghiệp sử dụng vốn

ngày càng có hiệu quả hơn. Nhưng đến năm 2003 chỉ tiêu này lại giảm

xuống rất mạnh chỉ còn 1,91 chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh nói

chung, hoạt động sử dụng vốn kinh doanh nói riêng có chiều hướng xấu đi. Nhưng đến năm 2004 chỉ số này đã đạt 3,61. Tóm lại số vòng quay của vốn qua các năm không ổn định và nhìn chung còn ở mức thấp chưa đạt yêu cầu,

Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Để

thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn ta hãy xem xét cụ thể hơn về hiệu quả sử

- Số vòng quay của Vốn lưu động: SVVLĐ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Doanh thu bán hàng (TR) 73.135 80.173 139.055 255.867 251.638

Vốn lưu động bình quân ( VLĐ) 3.908 3.908 12.137 13.355 13.355

SVLĐ 18,71 20,05 11,46 19,16 18,84

Qua bảng ta thấy doanh thu bán hàng và vốn lưu động tăng đều qua các năm nhưng do tốc độ tăng vốn lưu động chậm hơn so với tốc độ tăng

doanh thu bán hàng do đó làm giảm số vòng quay của vốn lưu động đặc biệt là vào năm 2002. Số vòng quay của vốn lưu động không ổn định theo một

quy luật cho thấy hiệu quả thấp của việc sử dụng vốn lưu động.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: HTSCĐ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 - 521 74 271

Tổng GT TSCĐ bình

quân trong kỳ (TSCĐG) 10.270 4.298 18.799 15.272 16.259 HTSCĐ 0,17 0,29 -0,03 0,005 0,017

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận ròng trong một năm. Qua bảng chỉ tiêu này có xu hướng xấu đi, cụ thể năm 2000 là 0,17; năm 2001 là 0,29 đến năm 2002 là -0,03. Nguyên nhân là

do năm 2002 lợi nhuận của doanh nghiệp âm làm cho sức sinh lợi của vốn

cố định âm. Sang đến năm 2003 doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận nhưng

vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp còn kém, doanh nghiệp cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: HVLĐ

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 - 521 74 271

Vốn lưu động bình

quân ( VLĐ) 3.908 3.908 12.137 13.355 13.355 HVLĐ 0,44 0,32 -0,04 0,01 0,02

Qua bảng ta thấy vốn lưu động của công ty được sử dụng rất kém hiệu

quả và cũng có xu hướng xấu đi, đặc biệt là năm 2002 (năm doanh nghiệp bị

lỗ). Năm 2003 đã bắt đầu được cải thiện nhưng còn rất kém cỏi. Như vậy ta

thấy trình độ khai thác và sử dụng vốn của doanh nghiệp quá kém nếu không

khắc phục kịp thời thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại và phát triển trong cơ

chế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

- Mức sinh lời bình quân của lao động: BQ

Đơn vị tính:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 - 521 74 271

Số lao động làm việc bình quân trong kỳ (L)

166 166 350 470 470

BQ 10,31 7,6 -1,49 0,158 0,576

Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động cho biết trung bình một lao động trong kỳ phân tích tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng trên ta thấy do tổng số lao động trong Công ty không ngừng tăng lên, mà lợi nhuận

ròng năm lãi, năm lỗ trong đó năm lãi rất ít, nên mức sinh lời bình quân của lao động đã có xu hướng giảm rất mạnh. Năm 2002 lỗ 1.490.745 đ/ 1 lao động/ 1 năm, năm 2003 giảm 158.000 đồng/ 1 lao động/ 1 năm. Năm 2004

chỉ tiêu này đã tăng lên 576.000 đồng. Như vậy doanh nghiệp làm ăn liên tục

không có hiệu quả, nhưng có chiều hướng phát triển, cải thiện hơn.

- Hiệu suất tiền lương: HW

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Lợi nhuận ròng (R) 1.711 1.257 - 521 74 271

Tổng quỹ tiền lương & tiền thưởng có tính chất lương

( TL)

1.756 2.390 2.974 3.411 2.617

HW 0,97 0,53 -0,18 0,02 0,1

Theo bảng phân tích trên ta thấy rằng lợi nhuận ròng trên tổng quỹ lương không theo một quy luật nào. Lợi nhuận ròng năm lãi, năm lỗ, năm

lãi ít, song tổng quỹ lương tăng liên tục với tốc độ rất nhanh (do doanh

nghiệp sáp nhập nhiều đơn vị, số lao động tăng nhanh), nên đã dẫn tới tình trạng này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên pptx (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)