Thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên pptx (Trang 66)

II. CáC giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

2.1 Thành lập tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường như

là một bộ phận trực thuộc phòng kinh doanh.

* Cần thành lập tổ này vì:

Đối với công ty lương thực cấp I Lương Yên hiện nay hoạt động

nghiên cứu thị trường hoàn toàn là do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Do đó công tác này thường không được tiến hành một cách chi tiết, tỉ mỉ do khối lượng công việc quá nhiều mà số lượng cán bộ phòng kinh doanh lại ít. Do vậy sẽ rất khó để làm tốt các công việc. Hơn nữa với tầm quan trọng của

công tác nghiên cứu thị trường cần phải có đầu tư riêng về nhân sự và tài chính. Nhất là đối với một công ty khá lớn có nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh như công ty lương thực cấp I Lương Yên.

* Chức năng nhiệm vụ của tổ:

Bộ phận này có chức năng nghiên cứu, thăm dò và dự báo thị trường,

kết hợp với các bộ phận khác trong kinh doanh để đạt hiệu quả cao. Bộ phận

này có nhiệm vụ thu thập, xử lý các thông tin về thị trường bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh

của Công ty.

* Đòi hỏi về cán bộ trong tổ:

Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường, đòi hỏi các cán

bộ chuyên trách phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, năng động và nhạy

bén với những diễn biến trên thị trường. Họ cần có đầu óc phân tích, xét đoán tổng hợp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và tuyệt đối

trung thành với Công ty.

* Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bộ phận này:

chính xác nhất như: điện thoại, máy fax, máy tính, truy cập mạng Internet.

Tạo điều kiện đi lại nhanh chóng và thuận tiện cho cán bộ khi làm việc và kiểm tra thông tin, các tài liệu kinh doanh, các tài liệu liên quan đến

thị trường trong và ngoài nước, hệ thống các sách báo, tạp chí cũng như các

tài liệu khác có liên quan.

Ngoài ra, Công ty còn cần có chính sách để cung cấp cho bộ phận này một nguồn kinh phí hoạt động hàng năm, thiết lập các chính sách khen thưởng- kỷ luật hợp lý nhằm khuyến khích người lao động và bảo mật thông

tin.

2.2. Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng chiến lược thị trường.

- Chiến lược thị trường là một bộ phận hình thành của một chiến lược

phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mặt lý luận và thực tiễn cho

thấy chiến lược thị trường của mỗi doanh nghiệp cho ta biết rõ các vấn đề sau đây:

+ Các quan điểm ứng xử của doanh nghiệp đối với từng loại thị trường trong và ngoài nước.

+ Cho ta biết một cách tổng quát nhất các mối quan hệ tương tác giữa

nhu cầu của từng loại thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu về các loại

hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.

- Thực chất của chiến lược thị trường là việc phân tích, đánh giá về

mặt lượng và mặt chất của từng loại thị trường trong và ngoài nước, các loại

nhu cầu của từng loại thị trường để xác định cho được những loại thị trường

nào có triển vọng nhất, những loại nhu cầu nào có khả năng thanh toán phù hợp với khả năng thanh toán của doanh nghiệp và đạt hiệu quả cao.

Khi xây dựng chiến lược thị trường của doanh nghiêp phải nhằm thực

+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường hay khách hàng về mặt

hàng, khối lượng hàng hoá của từng loại mặt hàng với khối lượng và giá cả

thích hợp.

+ Đảm bảo cho doanh nghiệp giành được thắng lợi trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.

- Thông thường chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm

những nội dung sau đây.

+ Các loại thị trường trong và ngoài nước có triển vọng nhất là những

loại thị trường nào: tên gọi, diện tích, những đặc điểm của mỗi thị trường.

+ Những chính sách, luật lệ của nhà nước có liên quan đến thị trường.

+ Các loại nhu cầu: hiện tại, tương lai có khả năng thanh toán đối với

từng loại hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, đối với từng loại thị trường.

+ Những yêu cầu của thị trường hay khách hàng về chất lượng, mẫu

mã mới và phương thức thanh toán, vận chuyển, địa điểm giao nhận hàng. + Tình hình cạnh tranh và phương thức cạnh tranh đối với từng loại

sản phẩm, trên từng loại thị trường.

+ Dự kiến về phương thức phân phối - tiêu thụ hàng hoá đối với từng

loại thị trường.

Với nội dung như vậy nếu công ty làm tốt chiến lược thị trường thì họ

sẽ có khả năng giành được thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, tạo cơ sở

khoa học và hiện thực cho việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp; kích thích và khai thác việc sử dụng hợp lý các nguồn tiềm năng của doanh nghiệp để ngày càng taọ ra nhiều hàng hoá và dịch vụ được

thị trường chấp nhận; bên cạnh đó còn giúp công ty soạn thảo các quyết định

sản xuất kinh doanh, các quyết định mua và bán các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra với hiệu quả cao.

- Để xây dựng một chiến lược thị trường tốt, tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường cần phải tiến hành nghiên cứu ở lĩnh vực sau:

Làm tốt hay xây dựng được một chiến lược thị trường tốt đã là cơ sở

vững chắc cho công ty đạt hiêụ quả cao trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể nó

sẽ là định hướng, là điều kiện cho công ty ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

2.3. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường

- Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả kinh

doanh, ngoài việc thành lập một tổ chuyên trách công tác nghiên cứu thị trường và thực hiện tốt kế hoạch xây dựng tốt chiến lược thị trường, công ty

còn cần phải tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu thị trường để ngày càng nâng cao chất lượng của công tác này.

- Khi tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường cần tiến hành theo các trình tự sau:

+ Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập các thông tin về nhu cầu của

từng loại thị trường trong và ngoài nước.

+ Phân tích, xử lý thông tin về nhu cầu của từng loại thị trường trong

Bộ phận Marketin g. Nghiên cứu quảng cáo, yểm trợ, Nghiên cứu các chế độ chính sách của NN. Nghiên cứu phương pháp tiêu thụ. Nghiên cứu mua bán các yếu tố. Nghiên cứu nhu cầu, chất lượng, giá cả.

và ngoài nước.

+ Xác định (quyết định) nhu cầu mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng để ra quyết định sản xuất kinh doanh, quyết định marketing tức là quyết định mua bán các yếu tố đầu vào và các yếu tố đâu ra.

- Trong quá trình nghiên cứu nhu cầu của thị trường, người ta thường

áp dụng những phương pháp cơ bản và thường được các doanh nghiệp sử

dụng là các phương pháp sau đây:

+ Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: tổ chức mua tài liệu, báo chí

chuyên ngành, nghiên cứu các tài liệu cơ bản liên quan tại các thư viện,

phiếu điều tra nhu cầu, sử dụng phương pháp dự báo nhu cầu thị trường. + Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: Tổ chức các cuộc hội nghị khoa

học, hội thảo, hội nghị chuyên môn, tổ chức bán và giới thiệu sản phẩm, tổ

chức phỏng vấn khách hàng, tham gia triển lãm hội chợ trong nước và quốc

tế để thu thập thông tin về nhu cầu thị trường.

- Sau khi áp dụng các phương pháp trên để nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, công ty phải trả lời được các câu hỏi sau:

+ Cái gì? Đối tượng khách hàng hay thị trường tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp cần mua cái gì? Mặt hàng nào?

+Tại sao? Tại sao khách hàng hay thị trường lại mua? có phải vì chất lượng, giá cả và mẫu mã hay thái độ giao tiếp của doanh nghiệp?

+ Ai? Đối tượng mua hàng là thị trường nào? Khách hàng nào? Tên và

địa chỉ cụ thể?

+ Bao nhiêu? Khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mỗi mặt

hàng là bao nhiêu?

+ Như thế nào? Xác định rõ phương thức mua của khách hàng : trọn

Để mở rộng thị trường của mình công ty phải làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường. Mà để làm tốt công tác này công ty cần tăng cường đầu tư chi phí cho việc đào tạo hoặc đào tạo lại cho cán bộ thị trường hiện

tại của công ty. Mặt khác công ty có thể thuê thêm những cán bộ thị trường có năng lực nhằm làm tốt công tác này.

2.4. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường.

- Bên cạnh tiếp tục hoàn chỉnh nghiên cứu khái quát thị trường, công

ty cần chú trọng hơn nữa vào việc nghiên cứu chi tiết thị trường. Nghiên cứu

chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua, bán loại hàng hoá, dịch vụ mà công ty kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời cũng phải tiến hành nghiên cứu chiến lược, chính sách kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ứng với từng khu vực thị trường. Không chỉ tập trung nghiên cứu thành phần

kinh tế tư nhân mà còn phải nghiên cứu cả các thành phần kinh tế khác có

cùng ngành nghề và địa bàn kinh doanh. Phải tiến hành so sánh về chất lượng, giá cả hàng hoá - dịch vụ, các hình thức cung ứng, các dịch vụ sau

bán của công ty đối thủ cạnh tranh để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý, có chính sách đổi mới nhằm thu hút khách hàng đến với công ty.

- Phần lớn khách hàng của công ty là các đơn vị tổ chức trên địa bàn Hà Nội và xuất khẩu. Nên thị trường của công ty là tương đối rộng. Nó đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải đưa ra được những cái nhìn bao quát, tổng hợp. Và vì vậy Công ty không những tập trung nghiên cứu thị trường địa bàn thành phố Hà nội một cách chi tiết mà còn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, cụ thể là khách hàng cũng như các doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh lương thực ở trong nước và các nước trong khu vực làm cơ

Cụ thể :

+ Tăng cường mở rộng số lượng chủng loại hàng hoá, phát luồng hàng

cho các khu có liên quan đồng thời mở rộng sang các khu vực lân cận trong

khu vực Đồng bằng Sông Hồng, tạo ra một hệ thống thị trường đồng bộ của

việc kinh doanh lương thực.

+ Đẩy mạnh hoạt động và tạo uy tín trong giao dịch thị trường đồng

bộ của kinh doanh lương thực.

+ Đẩy mạnh hoạt động và tạo uy tín trong giao dịch thị trường, trong

kinh doanh dịch vụ của các chi nhánh của công ty ở các địa phương trong

toàn quốc. Đặc biệt chú trọng các thị trường trọng điểm như : Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung và một số cửa khẩu với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc như Móng Cái, Lạng Sơn.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước đã có, cần thu hút thêm các bạn hàng nước ngoài hoặc các bạn hàng trong nước

có tiềm lực để liên doanh, liên kết phát triển sản xuất - kinh doanh qua đó

tạo tiền đề hình thành tập đoàn kinh tế trong tương lai.

Nếu doanh nghiệp làm tốt được công tác nghiên cứu thị trường theo như hướng đã nêu ở trên thì chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề còn yếu

kém ở khâu này. Nó sẽ giúp cho công ty củng cố và giữ vững thị trường hiện có đồng thời phát triển được thị trường mới. Từ đó công ty sẽ ngày càng mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất

kinh doanh.

3. Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý lao động nhằm nâng cao

hiệu quả sử dụng lao động

Trong chiến lược phát triển lâu dài của mình, Công ty luôn đặt vị trí con người lên hàng đầu. Đối với Công ty, con người vừa là mục tiêu, vừa là

động lực cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Là mục tiêu bởi vì sự phát

triển lâu dài của Công ty gắn chặt với lợi ích của cán bộ công nhân viên trong Công ty, tạo việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc

sống, góp phần rèn luyện, đào tạo những cán bộ công nhân viên giỏi, phát

huy quyền làm chủ của họ. Là động lực vì tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty đều gắn với lao động của đội ngũ cán bộ nhân viên. Chỉ có một đội ngũ cán bộ, nhân viên thông thạo nghiệp vụ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với Công ty thì mới có thể nâng

cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, giúp Công ty đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển.

Hiện nay trong Công ty hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh hiện có đang nằm trong tình trạng thua lỗ, quy mô hoạt động manh mún. Đội ngũ

cán bộ yếu, người lao động non kém về nghiệp vụ,không được đào tạo đúng

chuyên môn, không làm việc hết năng lực và khả năng của mình. Vì vậy yêu cầu trước hết đặt ra là phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh ở các đơn vị mà ở đó khâu cán bộ đóng vai trò quan trọng. Đây vừa là giải pháp chiến lược,

vừa mang tính giải pháp tình thế. Nội dung giải pháp này bao gồm các biện pháp sau đây:

* Khai thác tối đa nguồn nhân lực của công ty, cụ thể:

- Khai thác tốt những kinh nghiệm của một số đội ngũ cán bộ cao tuổi đã có trên 30 năm gắn bó với Công ty. Đó cũng là sự vận dụng quan điểm

nổi tiếng của Mác: '' Lí luận bắt nguồn từ thực tiễn" vì vậy cũng có thể coi

những cán bộ lâu năm của Công ty là đội ngũ đã được tạo nên từ thực tiễn. Đó là sự kết hợp giữa những gì mang tính lý luận cho hoạt động kinh doanh

của Công ty, với lý luận từ sách vở với thực tế quá trình phát triển của Công ty để đưa ra những kinh nghiệm quý báu. Đồng thời khai thác triệt để thế

mạnh của Công ty về đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, trình độ

quản lý, trình độ ngoại ngữ ở bậc đại học. Cần giáo dục cán bộ chuyên nghiệp, CBCNV và người lao động của Công ty nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối đổi mới và mở cửa kinh tế với phương châm đối ngoại là đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ quốc

tế. Nhận thức đúng đắn về chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần,

vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

- Phát huy nội lực của công nhân viên công ty bằng cách làm cho họ

hiểu rằng trong cơ chế thị trường phải tiếp thu sâu sắc và vận dụng đúng đắn

sáng tạo các quy luật kinh tế của nó, như các quy luật giá trị, quy luật cung

cầu, quy luật cạnh tranh... Phải nắm vững các quy luật cơ bản, đó là việc

tuân thủ pháp luật của Nhà nước trong chế độ Nhà nước pháp quyền và các thông lệ trong hoạt động kinh doanh quốc tế có liên quan. Có như vậy Công

* Sắp xếp lại lao động

- Sắp xếp lại những đơn vị làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, phương pháp

tổ chức kinh doanh của cán bộ lãnh đạo mang tính thụ động, ngồi chờ, không năng động hoặc không uy tín trong quy tụ CBCNV cơ sở và người

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Lương Thực cấp I Lương Yên pptx (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)