Công tác trắc địa trong thi công cọc móng

Một phần của tài liệu Khảo sát ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình - Nguyễn Khắc Dũng (Trang 38 - 40)

Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến đã cho phép thi công móng các công trình công nghiệp dân dụng với tốc độ nhanh, đồng thời đảm bảo độ bền vững của công trình. Dạng móng đang được ứng dụng phổ biến là móng cọc bao gồm cọc ép và cọc khoan nhồi bê tông.

Nội dung công tác trắc địa khi thi công móng cọc bao gồm:

a) Xác định vị trí mặt bằng của móng cọc

Để xác định vị trí mặt bằng của cọc cần phải dựa vào bản vẽ thiết kế móng và vị trí các trục công trình đã chuyển ra thực địa. Căn cứ vào khoảng

XIVXVI XVI VI B A X IX XII XI XV VII I II III V XIII 1 1 27 27 IV

cách thiết kế từ vị trí của hàng cọc đến các trục ta sẽ xác định được vị trí cọc trên mặt bằng xây dựng.

Dựa vào hệ thống khung định vị hay các trục công trình đã chuyển ra thực địa, sử dụng phương pháp giao hội hướng chuẩn từ hai máy kinh vĩ đặt trên hai hướng trục vuông góc với nhau hoặc phương pháp đặt khoảng cách theo hướng chuẩn, phương pháp toạ độ cực để xác định vị trí các cọc đơn hay vị trí trung tâm của một cụm cọc. Sau đó sử dụng thước thép để bố trí tâm của các cọc còn lại trong một cụm cọc. Vị trí các cọc được đánh dấu bằng các mốc tạm thời.

Sai số cho phép xác định vị trí các tim cọc so với vị trí thiết kể trong một hàng cọc thường được quy định:

= 0.1D D : là đường kính của cọc

Từ đó có thể xác định được sai số trung phương tổng hợp vị trí tim cọc so với trục công trình

m =

6 

Giá trị m bao gồm ảnh hưởng của các nguồn sai số do công tác trắc địa, do thiết kế, do thi công gây ra.

m2 = mtđ2 + mtk2 + mtc2 (2.21)

Sử dụng phương pháp đồng ảnh hưởng ta sẽ tính được sai số trung phương công tác trắc địa khi bố trí tim cọc là : mtđ=

3

m

b) Xác định độ cao thiết kế của đầu cọc

Theo trình tự thi công móng cọc, sau khi các cọc đạt đến độ sâu thiết kế, tiến hành đào hố móng để xây dựng công trình nằm dưới mặt đất. Khi đó cần phải xác định vị trí độ cao thiết kế của các đầu cọc để tiến hành phá dỡ đầu cọc trước khi đổ khối bê tông trên từng cụm cọc (gọi là các đài móng). Độ cao thiết kế của các đầu cọc được xác định bằng thuỷ chuẩn hình học từ các điểm độ cao thi công với độ chính xác là10mm.

Công tác đo vẽ hoàn công vị trí cọc được tiến hành sau khi thi công cọc đến độ sâu thiết kế. Khi đo vẽ hoàn công, sử dụng máy kinh vĩ để chuyển các trục công trình xuống đầu cọc, sau đó dùng thước thép để xác định vị trí thực tế của tâm cọc so với các trục ( hình 3.15). Cũng có thể sử dụng phương pháp thuỷ chuẩn cạnh sườn để xác định vị trí thực tế của tâm cọc trên mặt bằng xây dựng.

Công tác đo vẽ hoàn công móng cọc sẽ được thực hiện một cách rất thuận tiện khi sử dụng máy toàn đạc điện tử và phương pháp toạ độ cực để xác định vị trí tâm cọc

So sánh kết quả đo vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế, ta sẽ xác định được độ lệch của các đầu cọc so với thiết kế. Từ số liệu đo hoàn công thành lập bản vẽ hoàn công vị trí các cọc móng. Trên bản vẽ hoàn công cần ghi rõ giá trị độ lệch và hướng lệch của tâm cọc đã ép trên thực địa so với thiết kế .

Một phần của tài liệu Khảo sát ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa công trình - Nguyễn Khắc Dũng (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)