a) Nội dung của phương pháp:
Đầu tiên cần lập một số điểm cố định (23 điểm) ở bên ngoài công trình, các điểm này cần ngắm thông tới các điểm khống chế trên mặt bằng móng, đồng thời thuận tiện cho việc chuyển toạ độ của những điểm này trong hệ toạ độ của lưới cơ sở trên mặt bằng móng. Tiến hành chuyển sơ bộ vị trí các điểm khống chế trên mặt bằng móng lên mặt bằng xây dựng. Đặt máy toàn đạc điện tử tại các điểm bên ngoài công trình, tiến hành đo đạc để xác định chính xác toạ độ các điểm sơ bộ. Sau khi có toạ độ những điểm này, tiến hành hoàn nguyên điểm về vị trí thiết kế. Bước cuối cùng là đo kiểm tra chiều
dài cạnh và góc của lưới với các điểm đã được hoàn nguyên để xác định độ tin cậy của việc chuyển và hoàn nguyên điểm.
b) Độ chính xác của phương pháp
Sai số trung phương chuyển trục công trình này cũng có những sai số như phương pháp dùng mặt phẳng ngắm của máy kinh vĩ. Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của máy toàn đạc điện tử. Tuy nhiên độ chính xác xác định tọa độ lại giảm đi khi độ nghiêng của tia ngắm tăng, vì khi đó độ chính xác của hướng đo giảm đi.
c) Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Thao tác của phương pháp đơn giản, máy móc gọn nhẹ rất phù hợp cho những công trình thấp và ít khu dân cư, có diện tích đặt máy. Độ chính xác tương đối đạt yêu cầu.
- Nhược điểm: Không phù hợp cho những công trình có chiều cao lớn và diện tích nhỏ, không có chỗ trống để đặt máy ở ngoài công trình. Độ chính xác của máy giảm đi đáng kể khi góc nghiêng của tia ngắm lớn.