Hệ sinh thái được cấu tạo bởi 6 thành phần cơ bản sau đây:
- Sinh vật sản xuất. Đó là cây xanh, nh ững sinh vật thực hiện quá trình quang hợp để tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp từ những chất vô cơ đơn giản lấy từ môi trường và một số vi sinh vật có khả năng hóa quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ. Đó là những loài động vật sống dinh dưỡng, nhờ vào nguồn thức ăn do sinh vật sản xuất tạo ra. Khởi đầu của động vật tiêu thụ là những
loài ăn cỏ, ăn các mảnh vụn của thực vật và ăn phế liệu. Những động vật tiếp theo là nhũng loài ăn thịt hay còn gọi là vật dữ thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
- Sinh vật phân hủy gồm chủyếu những loài nấm, vi khuẩn sống hoại sinh. Chúng cũng là những sinh vật dị dưỡng. Trong quá trình sử dụng nguồn thức ăn để lấy năng lượng, chúng đã biến đổi vật chất có thành phần cấu tạo phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản nhất. Do vậy, quá trình này còn được gọi là sự khoáng hóa vật chất.
- Các chất vô cơ như ôxi, cacbon điôxit, nư ớc, các muối khoáng… - Các chất hữu cơ: Prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, enzim…
- Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, khí áp, gió…
Thực chất, 3 thành phần đầu chính là quần xã sinh vật và 3 thành phần cuối chính là môi trường vật lí mà quần xã sống. (hình 25)
Hình 25.Mô tả cấu trúc của hệ sinh thái đồng cỏ (trên cạn) và hệ sinh thái hồ hoặc biển (ở nước).
Năng lượng cung cấp cho hai hệ thống là bức xạ mặt trời ( và những dạng thứ cấp khác) ; nước ; các chất dinh dưỡng ( chủ yếu là các hợp chất hữu cơ và vô cơ của môi trường) chứa trong đất, trong trầm tích đáy và trong nư ớc ; những sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng hình thành nên lưới thức ăn. Hoạt động chức năng của hai hệ giống nhau, chỉ khác nhau là thành phần các loài cấu trúc nên hệ. Ngoài ra trong các hệ ở nước sâu, thực vật là những loài có kích thư ớc rất nhỏ còn trong các hệ sinh thái trên cạn và một số vực nước nông, thực vật là những loài có kích thước lớn.
I. Sinh vật sản xuất : A là cỏ, B là Phytoplankton ; II. Đ ộng vật ăn cỏ : A là côn trùng và xã hội các loài thú đồng cỏ, B là động vật nổi trong tầng nước ; III. Các loài ăn phế liệu : A. Các loài động vật không xương sống trong đất, B. Các loài động vật khong xương sống trong nước; IV. Động vật ăn thịt: A. là các loài chim và những loài động vật trên cạn, B. là cá; V. Sinh vật phân hủy gồm các loài nấm và vi khuẩn sống hoại sinh.
Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh và rất toàn vẹn của thiên nhiên, tương tự như một cơ thể sống. Nếu một thành phần nào đó bị suy thoái, hệ sẽ bị suy thoái và nếu tước bỏ một thành phần cơ bản nào đó của nó, hệ sẽ bị hủy hoại hoàn toàn.