Cấu trúc về không gian

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình:Sinh thái học ppt (Trang 78 - 80)

Không gian là nơi ch ứa đựng và phân bố các nguồn sống cho các loài, mỗi loài lại có những nhu cầu sống khác nhau. Bởi vậy, chúng đã cư trú ở những thành phần khác nhau trong sinh cảnh mà quần xã sinh sống để tạo nên các kiểu cấu trúc không gian của quần xã. Có hai kiểu cấu trúc: cấu trúc theo mặt phẳng ngang và cấu trúc theo chiều thẳng đứng.

1. Cấu trúc theo mặt phẳng ngang.

Theo mặt phẳng ngang, các yếu tố môi tr ường thường không đồng nhất, chỗ thuận lợi cho đời sống của nhiều loài, còn có những chỗ kém thuận lợi h ơn. Do đó, ở nơi này các loài trở nên đông đúc, ở nơi khác các loài thưa th ớt hơn, tạo nên các vùng đặc trưng của nhiều loài. Trong cách sống chung, các loài đương nhiên ph ải cạnh tranh với nhau về không gian và nguồn dinh dưỡng, nhưng chúng cũng kiếm được những lợi ích cho cuộc sống ri êng, như dựa vào nhau để chống lại những bất lợi của môi trường (các tác nhân c ơ học, hóa học,…), đồng thời nhờ những mối quan hệ đa dạng giữa các loài mà các chất dinh dưỡng được tích tụ nhiều h ơn, các loài khai thác nguồn sống có hiệu quả h ơn. Hơn thế nữa, sống trong quần xã, trong quá trình tiến hóa, các loài đã tạo cho mình những tiềm năng phân li ổ sinh thái ở những mức độ có thể, nhằm giảm bớt sự cạnh tranh khác lo ài khi điều kiện sống chung trở nên bất lợi. Trong điều kiện tự nhiên, ta dễ dàng nhận thấy hiện tượng, nơi nào “đất tốt, thì có đậu”.

2. Cấu trúc theo chiều thẳng đứng.

Sự phân bố của các loài theo chiều thẳng đứng thể hiện trong hiện t ượng phân tầng và phân lớp, liên quan đến kiểu phân bố khác nhau của các yếu tố môi trường. Trong rừng, những cây ưa sáng và vượt sáng bao giờ cũng chiếm lĩnh các tầng cao nhất để tiếp nhận nguồn bức xạ trực tiếp với c ường độ cao. Dưới chúng là những cây có khả năng khai thác nguồn ánh sáng khuếch tán, tạo nên tầng ưa bóng và cuối cùng ở đáy rừng là tầng chịu bóng. Trong tầng n ước cũng có những hiện tượng tương tự đối với các loài thực vật và động vật. chẳng hạn, ở ven biển 2 loài hà

sun (Chthalmalus stellaris và Balanus balanoides) phân bố thành những lớp khác nhau theo độ sâu. Hiện tượng này xuất hiện do sự giới hạn của các yếu tố vô sinh, như cảnh khô hạn liên quan đến hoạt động của thủy triều và các yếu tố hữu sinh, như sự cạnh tranh cùng loài và khác loài, sự khai thác con mồi của vật dữ ( xem thêm trong “Cơ sở sinh thái học”, Vũ Trung Tạng, 2000, 2001, 2002).

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình:Sinh thái học ppt (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)