Thành phần cấu trúc của quần xã

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình:Sinh thái học ppt (Trang 77 - 78)

1. Cấu trúc

Quần xã là một tổ chức phức tạp, có cấu trúc thứ bậc rất chặt chẽ nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các chức năng sống của mình. Quần xã càng có tổ chức phức tạp thì càngổn định trước những biến động của các yếu t ố môi trường.

Nếu căn cứ vào vai trò của các nhóm loài, quần xã có thể được chia thành 3 nhóm: nhóm loài ưu th ế, nhóm loài thứ yếu và nhóm loài ngẫu nhiên. Nhóm loài ưu thế thường đông về số lượng, sinh vật lượng cao, giữ vai trò quyết định trong chiều hướng phát triển của quần xã. Nhóm loài thứ yếu, tất nhiên đứng sau nhóm loài ưu thế, nhưng là nguồn dự trữ để thay thế cho nhóm lo ài ưu thế khi nhóm này rơi vào

hoàn cảnh bị suy vong. Sự đóng góp của nhóm loài ngẫu nhiên chỉ làm tăng thêm tính đa dạng cho quần xã.

Nếu theo chức năng, quần xã cũng được chia thành 2 nhóm chính: sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng. sinh vật tự dưỡng là những loài có sắc tố xanh, chủ yếu là thực vật, có khả năng tiếp nhận năng l ượng mặt trời để tổng hợp nên các chất hữu cơ phức tạp từ những chất vô c ơ đơn giản của môi trường thông qua quá trình quang hợp. Sinh vật dị dưỡng không có khả năng tổng hợp các chất hữu c ơ mà phải sống dựa vào nguồn chất hữu cơ ban đầu do thực vật tạo ra. Nhóm này gồm những loài động vật hay còn gọi là sinh vật tiêu thụ và những vi sinh vật, chủ yếu là những sinh vật sống hoại sinh, được gọi là sinh vật phân hủy. Hoàn toàn trái ngư ợc với thực vật, sinh vật phân hủy đóng vai trò cực kỳ quan trọng, tham gia vào việc phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản để trả lại cho môi trường. Quá trình này còn được gọi là quá trình khoáng hóa vật chất.

2. Mối quan hệ giữa thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

Sống trong một sinh cảnh xác định nên mối quan hệ giữa số l ượng và cá thể của mỗi loài là mối quan hệ thuận nghịch: số lo ài càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm, và ngược lại. trong thiên nhiên xuất hiện một số quy luật sau:

- Trong quá trình phát triển của quần xã, số lượng các loài tăng lên, nhưng số lượng các cá thể của mỗi loài lại giảm. nếu quần xã trong trạng thái suy thoái thì bức tranh trên được đảo ngược lại.

- Khi đi từ các cực đến xích đạo hay từ kh ơi vào bờ, số lượng loài tăng lên, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm. Bức tranh ho àn toàn ngược lại khi đi từ xích đạo lên các cực hay từ bờ ra khơi.

- Khi đi từ thấp lên cao hay từ mặt biển xuống đáy đại d ương, số lượng loài cũng như số lượng cá thể của mỗi lo ài đều giảm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình:Sinh thái học ppt (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)