Thúc đẩy hợp tác, liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ " ppt (Trang 26 - 28)

II. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong thương

2.1.3Thúc đẩy hợp tác, liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ

1. Sự hình thành và phát triển hệ thống luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá

2.1.3Thúc đẩy hợp tác, liên doanh liên kết và chuyển giao công nghệ

nghệ

Nhờ giá trị có được từ tiềm năng khai thác thương mại của thương hiệu

trên thị trường mà quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá được xác định giá trị và trở thành tài sản góp vốn khi liên doanh, liên kết sản xuất, phân phối sản

phẩm. Một số nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đã được xác định giá trị

tới vài triệu USD và dùng để góp vốn liên doanh như nhãn hiệu Viso cho sản

phẩm bột giặt, P/S cho kem đánh răng,...

Không chỉ được định giá cao trong liên doanh, liên kết, quyền sở hữu

nhãn hiệu hàng hoá còn gắn liền với việc chuyển giao công nghệ. Ở Việt

Nam, rất nhiều trường hợp người nước ngoài đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nhằm mục đích chào bán quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mà họ được

bảo hộ cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Việt Nam (mua bán Lixăng).

Hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo Lixăng đã bắt đầu hình

thành và đang trở thành một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất, đổi mới

công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu ở các nước, nhất

là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1997, số hợp đồng

lixăng đã được đăng ký là 221, trong đó có 26 hợp đồng được ký giữa các

doanh nghiệp Việt Nam, 23 hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp

nước ngoài và 172 hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài4.

Điều đó chứng tỏ hoạt động sở hữu công nghiệp đã có tác động trực tiếp đến

việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và giữa các cơ sở

trong nước với nhau.

Ngoài ra, trong thương mại quốc tế, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá còn có thêm các tác dụng sau:

2.1.4 Thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng

Nền kinh tế toàn cầu đang tiến đến một sân chơi chung với luật lệ hài hoà và thống nhất. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hoạt động

xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng trở nên thông

thoáng. Tuy nhiên, để bảo hộ nền sản xuất nội địa, các nước đều dựng lên các

tiêu chuẩn khéo léo nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài.

Xuất phát từ thực tế đó cộng với ý nghĩa quan trọng của bảo hộ thương hiệu

mà quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trở thành một trong những rào cản để

thông quan hàng hoá. Các Giấy chứng nhận thương hiệu chỉ có giá trị trong

phạm vi một lãnh thổ nhất định, thông thường là lãnh thổ quốc gia. Khi xuất, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhập hàng hoá vào một lãnh thổ quốc gia khác, nếu các doanh nghiệp không quan tâm đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ của văn bằng hoặc đăng ký bảo

hộ thương hiệu của mình trên lãnh thổ quốc gia đó, việc lưu thông hàng hoá

có thể bị ngăn cấm hoặc chỉ suôn sẻ sau khi doanh nghiệp đã tốn nhiều công

sức và chi phí. Khi đó, cơ hội kinh doanh và các khoản lợi nhuận có thể đã

tuột khỏi tay doanh nghiệp.

2.1.5 Đứng vững trước rào cản cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường nước ngoài

Trong bất kỳ một môi trường kinh doanh nào, hàng hoá của doanh

nghiệp đều phải cạnh tranh với vô vàn hàng hoá cùng loại do các doanh

nghiệp trong nước sản xuất cũng như được nhập khẩu từ nhiều nước khác

nhau. Song mỗi môi trường cạnh tranh có đặc điểm riêng chịu sự điều chỉnh

của một hành lang pháp lý riêng. Quy tắc “đào thải” sẽ dễ dàng loại bỏ doanh

thành công với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường ngoài

nước là một thách thức với doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp đã tạo

dựng được một thương hiệu uy tín với những sản phẩm có năng lực cạnh

tranh cao.

Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các nước có thể khác nhau

nhưng đều đảm bảo quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu

hàng hoá, đó là quyền yêu cầu bảo vệ quyền lợi khi bị người khác xâm phạm,

quyền sử dụng nhãn hiệu và quyền chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu hàng

hoá. Do đó, bảo hộ thương hiệu trong thương mại quốc tế mà cụ thể là bảo hộ

thương hiệu trên các thị trường doanh nghiệp hoạt động hoặc có ý định kinh

doanh là một lá chắn vững chắc bảo vệ doanh nghiệp trước những đòn tấn công khó lường của các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn " ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ " ppt (Trang 26 - 28)