II. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ
1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại Hoa Kỳ
1.4 Thể thức khiếu nại
Trong trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá bị từ chối đăng ký
hoặc từ chối chấp nhận đơn, người nộp đơn có quyền nộp đơn khiếu nại lên
Uỷ ban Xét xử và Khiếu nại thương hiệu (Trademark Trial and Appeal Board
- TTAB). Khi đó người nộp đơn không có quyền khuyến nghị lên Giám đốc
nảy sinh liên quan tới quy trình thủ tục của các điều khoản mang tính chuyên
môn quy định trong Đạo luật về nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Act) hoặc
Quy tắc thực hành nhãn hiệu hàng hoá (Trademark Rules of Practice).
Hình thức khiếu nại: Việc khiếu nại sẽ phải làm bằng văn bản gọi là đơn
khiếu nại. Nội dung đơn khiếu nại ghi rõ:
Họ tên, địa chỉ người khiếu nại.
Số ngày ký quyết định cuối cùng của xét nghiệm viên hoặc thông báo
từ chối đơn.
Số đơn nhãn hiệu yêu cầu cấp Giấy chứng nhận
Tên danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu đó.
Nội dung khiếu nại, lý lẽ dẫn chứng cho việc khiếu nại
Đề nghị cụ thể của người khiếu nại
Khi nộp đơn, người khiếu nại sẽ phải nộp phí (trung bình là 400 USD). Việc nộp đơn và phí phải thực hiện trong vòng sáu tháng từ ngày có quyết
định từ chối của xét nghiệm viên. Nếu quá thời hạn trên, đơn nhãn hiệu sẽ bị
huỷ bỏ.
Ngoài ra, người nộp đơn còn phải lập bộ hồ sơ khiếu nại gồm đơn đăng
ký thương hiệu, các chứng từ có liên quan chứng minh cho lý lẽ đã nêu trong
đơn khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại phải được lập trong vòng sáu mươi ngày kể từ
ngày phát sinh khiếu nại. Nếu quá thời hạn trên TTAB sẽ từ chối đơn khiếu
nại
Thủ tục khiếu nại: Đơn khiếu nại và hồ sơ khiếu nại được gửi cho phòng nhân sự của USPTO và phòng nhân sự sẽ chuyển lên TTAB.
Sau khi nhận được hồ sơ khiếu nại, TTAB sẽ gửi hồ sơ cho xét nghiệm viên. Sau sáu mươi ngày nhận được hồ sơ của người khiếu nại, xét nghiệm
viên phải lập hồ sơ trả lời về quyết định của mình với TTAB và gửi một bản copy cho người khiếu nại. Hồ sơ trả lời khiếu nại của xét nghiệm viên được
gửi kèm với hồ sơ của người khiếu nại mà xét nghiệm viên được TTAB gửi,
cả hai bộ hồ sơ này đều được gửi lại cho TTAB.
Hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên phải chính xác, nêu ra được các lý do
chính đáng cho quyết định từ chối đơn nhãn hiệu, yêu cầu của xét nghiệm viên đối với người nộp đơn và các bằng chứng ủng hộ cho quyết định đó.
Trong trường hợp người nộp đơn đưa ra bằng chứng mới cho việc khiếu
nại của mình trong bộ hồ sơ khiếu nại thì xét nghiệm viên sẽ từ chối, không
công nhận bằng chứng đó bởi vì hồ sơ phải được hoàn tất trước khi đi khiếu
nại. Trong trưòng hợp này, xét nghiệm viên phải nhanh chóng phản đối các
bằng chứng mới vào bộ hồ sơ khiếu nại, nếu không TTAB sẽ coi như không
phản đối.
Trong quá trình lập hồ sơ trả lời, nếu xét nghiệm viên thấy việc xem xét
lại quyết định của mình là cần thiết thì xét nghiệm viên sẽ trình yêu cầu xem
xét lại vụ việc thay vì lập hồ sơ trả lời. Nếu TTAB đồng ý với yêu cầu của xét
nghiệm viên, TTAB sẽ ấn định lại thời hạn nộp hồ sơ trả lời của xét nghiệm
viên.
Tuy nhiên yêu cầu khôi phục lại thẩm quyền xem xét lại quyết định
nhằm đưa ra các chứng cứ mới phải có lý do chính đáng và có các bằng chứng
kèm theo các chứng cứ mới được đưa ra.
Sau khi xét nghiệm viên gửi hồ sở trả lời tới TTAB, người nộp đơn có
quyền bày tỏ ý kiến của mình với hồ sơ trả lời. Ý kiến của người nộp đơn phải
được đưa ra trong vòng 20 ngày kể từ ngày hồ sơ trả lời của xét nghiệm viên
được gửi đến. Người nộp đơn nên gửi hai bản trình bày ý kiến, một cho
TTAB, một cho xét nghiệm viên.
Sau khi nghiên cứu văn bản trình bày ý kiến của người nộp đơn, xét
nghiệm viên có thể trả lời miệng những vấn đề đưa ra hay bằng văn bản trình
Nếu sau khi xem xét hồ sơ khiếu nại và văn bản trình bày ý kiến của
người nộp đơn, xét nghiệm viên thấy quyết định từ chối chấp nhận đơn hoặc
từ chối cấp Giấy chứng nhận của mình là thiếu cơ sở thì xét nghiệm viên có
thể rút lại quyết định từ chối và đưa ra quyết định thông qua đơn nhãn hiệu để
công bố trên báo của USPTO. Việc xét lại phải được thông báo cho TTAB và
người nộp đơn, bất kỳ lúc nào trước khi TTAB ra quyết định và xử lý khiếu
nại.