Hệ thống tự động khống chế thang máy cao tốc với hệ truyền động một chiều sử dụng bộ biến đổi Thyristor Động cơ một chiều,

Một phần của tài liệu lập trình PLC S7-300 của hãng Sicmens (Trang 33 - 34)

Thiết kế mạch điều khiển có tiếp điểm và thuyết minh sơ đồ nguyên lý

4.3.2Hệ thống tự động khống chế thang máy cao tốc với hệ truyền động một chiều sử dụng bộ biến đổi Thyristor Động cơ một chiều,

động một chiều sử dụng bộ biến đổi Thyristor - Động cơ một chiều, có sử dụng các phần tử lôgic :

Để nâng cao độ tin cậy trong quá trình hoạt động của thang máy, hệ thống tự động khống chế truyền động điện thang máy đã dùng các phần tử phi tiếp điểm (phần tử lôgic). Việc ứng dụng các phần tử lôgic trong mạch điều khiển cho phép xây dựng một hệ thống điều khiển với số lợng phần tử là ít nhất.

Hệ thống tự động khống chế truyền động điện thang máy dùng các phần tử phi tiếp điểm có thể khắc phục đợc các nhợc điểm trên, ngoài ra còn có các u điểm đáng kể nh :

Giảm đợc số lợng các dây dẫn điều khiển nối với buồng thang và chuyển động cùng với buồng thang.

Có thể thiết kế các nút ấn gọi tầng và phần hiển thị, báo hiệu nhỏ, gọn, kết cấu đẹp nhng vẫn đảm bảo độ tin cậy.

Dễ dàng thay đổi để sử dụng cho các thang máy khác nhau, vì chỉ cần thêm các tiếp điểm gọi tầng và viết lại phần mềm điều khiển mà không cần thay đổi phần cứng.

Để truyền động thang máy có tốc độ di chuyển buồng thang v ≥ 3m/s th- ờng dùng hệ truyền động một chiều.

Trong mạch điều khiển thang máy cao tốc, công tắc chuyển tầng có tay gạt cơ khí làm việc không tin cậy và gây tiếng ồn lớn. Vì vậy, chúng đợc thay thế bằng công tắc phi tiếp điểm. Công tắc chuyển đổi tầng phi tiếp điểm thờng dùng bộ cảm biến vị trí kiểu cảm ứng và bộ cảm biến vị trí dùng tế bào quang điện.

Trên hình 4-6 là sơ đồ khối hệ truyền động một chiều cho thang máy dùng Thyristor.

Hình 4-6: Sơ đồ khối hệ truyền động thang máy cao tốc.

Trong đó, các cuộn kháng 1CK, 2CK dùng để hạn chế dòng điện cân bằng. Hai khối KĐKN và KĐKH điều khiển hai cầu chỉnh lu 1BTh và 2BTh. Trong mỗi khối điều khiển bao gồm các khâu : khâu đồng pha, khâu tạo điện áp răng ca, khâu so sánh, tạo xung và khuyếch đại xung.

Điện áp đặt đợc lấy từ đầu ra của khâu hạn chế gia tốc HCGT. Độ lớn và cực tính của điện áp đặt do khâu điều hành ĐH quyết định.

Điện áp của khâu HCGT tăng dẫn theo hàm tuyến tính bậc nhất khi thay đổi tín hiệu đầu vào.

Điều chỉnh tốc độ động cơ truyền động bằng bộ điều chỉnh tốc độ Rω. Tín hiệu đầu vào của bộ điều chỉnh tốc độ Rω là tổng đại số của hai tín hiệu : tín hiệu chủ đạo (điện áp ra của khâu HCGT) và tín hiệu phản hồi âm tốc độ tỷ lệ với tốc độ quay của động cơ (điện áp ra của khâu Kω). Khâu Rω dùng bộ khuyếch đại một chiều (hàm tỷ lệ P) . Tín hiệu ra của Rω là tín hiệu đầu vào RiN (khi thang máy đi lên) và RiH (khi thang máy đi xuống). Cả hai khâu RiN và RiH dùng bộ khuyếch đại một chiều (hàm tỷ lệ, tích phân PI). Ngoài ra, tín hiệu phản hồi âm dòng lấy từ đầu ra của khâu 1Ki (tỷ lệ với dòng của động cơ) đa vào đầu vào của RiN và từ khâu 2Ki đa vào RiH. Tín hiệu ra của khâu RiN hoặc RiH chính là tín hiệu điều khiển đa vào khối điều khiển tơng ứng KĐKN hoặc KĐKH.

Để thực hiện dừng chính xác buồng thang, hệ thống sẽ chuyển từ chế độ điều chỉnh tốc độ sang chế độ điều chỉnh vị trí. Tín hiệu ra của khâu cảm biến dừng chính xác CBDCX đa vào khâu điều chỉnh vị trí. Tín hiệu ra từ khâu CBDCX đa vào khâu điều chỉnh vị trí Rvt . Khi buồng thang nằm ngang với sàn tầng, tín hiệu ra của khâu CBDCX sẽ bằng 0.

4.4 Khái niệm Hệ điều khiển rơle.

Một phần của tài liệu lập trình PLC S7-300 của hãng Sicmens (Trang 33 - 34)