XVI. Số giờ làm việc nội trợ bình quân một ngày của nam và nữ
2. Nguyên nhân của nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em
Có thể nói rằng nạn buôn bán PN, TE ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân sâu xa của nạn buôn bán PN, TE là do lợi nhuận cao; Mạng lưới buôn bán PN, TE quốc tế ngày càng mở rộng với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; Ngành công nghiệp tình dục trên thế giới và trong khu vực cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có thể kể ra 10 nguyên nhân cơ bản sau làm cho tệ nạn buôn bán PN, TE ngày càng gia tăng,
đó là:
• Nhận thức của người dân, của gia đình, bố mẹ và bản thân PN, TE còn hạn chế. PN, TE còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về thủđoạn của bọn tội phạm buôn người. Thực tế vẫn có không ít gia đình chấp nhận để con gái lấy chồng nước ngoài nhằm có thêm thu nhập, thậm chí còn cảm thấy tự hào khi con mình lấy chồng nước ngoài.
• Thói đua đòi, ăn diện, lười lao động, thích hưởng thụ, thích đi xa ... của một số PN, TE cũng là nguyên nhân để bọn buôn người lợi dụng.
• Trình độ văn hóa hạn chế, thất học là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều PN, TE trở thành nạn nhân của tệ buôn người.
• Hòan cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, thất nghiệp ... là nguyên nhân chính của nhiều PN, TE là nạn nhân của buôn bán người.
• Việc quản lí nhân khẩu, hộ khẩu chưa chặt chẽ.
• Hệ thống pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống buôn bán PN, TE chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh.
• Vai trò của chính quyền xã phường, của các Bộ, ngành còn hạn chế. Một số Bộ, ngành và
địa phương chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE, chưa coi đây là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên.
• Vấn đề phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc trao đổi thông tin về xác định nạn nhân, tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán trở về còn thiếu tính liên tục, gây hạn chế trong công tác hỗ trợ.
• Kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống mại dâm và phòng chống buôn bán PN, TE hiện nay quá ít, không tương xứng với nhiệm vụ. Ngân sách chủ yếu là lấy từ kinh phí thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương trong nguồn chi đảm bảo xã hội, nên nhiều nơi không bố trí kinh phí cho chương trình này, hoặc bố trí rất ít.
• Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống buôn bán PN, TE còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả
đấ u bình đẳ ng gi ớ i vì s ự phát tri ể n c ộ ng đồ ng b ề n v ữ ng 3. Giải pháp phòng chống nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
Phòng, chống nạn buôn bán PN, TE là vấn đề mang tính xã hội cao và cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, mạnh mẽ, nghiêm khắc, trong đó giải pháp phòng ngừa là chủ yếu, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với đấu tranh xử lý tội phạm buôn bán PN, TE và tái hòa nhập cộng
đồng cho nạn nhân phù hợp với chính sách, pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.
Phòng, chống buôn bán PN, TE cần phải gắn với giải quyết các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội dưới sự lãnh đạo, chỉđạo thống nhất của Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội.
Để phòng, chống buôn bán PN, TE cần tiến hành các giải pháp sau:
• Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của gia đình, xã hội và bản thân chị em phụ nữ. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trong nhất. Gia đình và bản thân chị
em phụ nữ cần được tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về quyền của PN và TE, về nguy cơ, hậu quả của tệ nạn này, về các thủ đoạn của bọn buôn người, về các quY định của pháp luật, cũng như các thông tin cần thiết vềđịa điểm tư vấn, tố cáo v.v…. để gia đình và các chị em cảnh giác hơn và có ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình. Chính quyền xã, phường cũng cần được nâng cao nhận thức về tệ nạn này, bởi vì đây là cấp chính quyền cơ sở sát với dân nhất, có điều kiện giảm sát, hỗ trợ và giúp đỡ người dân ở địa phương mình một cách thiết thực nhất. Vì vậy, cần thiết phải đưa chỉ tiêu chống tội phạm buôn bán PN, TE vào chỉ tiêu xây dựng phường, xã văn hóa.
• Đẩy mạnh phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội ở các địa phương. Giúp PN nghèo, PN là nạn nhân xóa đói, giảm nghèo thông qua các chương trình vay vốn, tập huấn về tín dụng, về
chuyển giao KHKT, đào tạo nghề, giúp phụ nữ tìm kiếm việc làm v.v ...
• Thành lập các “Nhóm phụ nữ/Các câu lạc bộ tín dụng-tiết kiệm” để giúp vốn vay, tập huấn kiến thức làm kinh tế gia đình cho những người phụ nữ có nguy cơ cao, phụ nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ nữ bị bạo lực gia đình để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
• Hoàn thiện cơ sở pháp lí. Tăng cường chế tài xử phạt những hành vi, tổ chức, cá nhân buôn bán người nói chung và buôn bán PN, TE nói riêng. Hoàn thiện cơ chế chính sách giúp những nạn nhân khi về nước nhanh chóng tái hòa nhập với cộng đồng.
• Tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các ban, ngành, đoàn thể, giữa Việt Nam với các nước láng giềng, với các tổ chức quốc tế.
Phòng ngừa, ngăn chặn và tiến tới làm giảm cơ bản tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em vừa là mục tiêu, vừa là trách nhiệm của Nhà nước, các ngành, các cấp và của toàn xã hội.
III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ,
TRẺ EM
Nhận thức được thực trạng và hậu quả của tệ nạn buôn bán PN, TE, Nhà nước Việt Nam và đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE.
Ngày 14/7/2004, Thủ tướng cũng đã ký quyết định số 130/2004/QĐ-TTG phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE giai đoạn 2004 - 2010 với mục tiêu giảm 50% tình trạng PN, TE bị buôn bán trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2007 - 2010. Chính phủđã quyết định triển khai bốn đề án trọng điểm về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán PN, TE qua biên giới, đó là:
đấ u bình đẳ ng gi ớ i vì s ự phát tri ể n c ộ ng đồ ng b ề n v ữ ng do T.Ư Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì.
• Đề án 2: Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán PN, TE do Bộ Công an và Bộ Tư
lệnh biên phòng chủ trì.
• Đề án 3: Tiếp nhận và hỗ trợ những nạn nhân là PN, TE bị buôn bán từ nước ngoài trở về, do Bộ LĐ-TB-XH đảm nhiệm.
• Đề án 4: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán PN, TE do Bộ Tư pháp chủ trì.
Trong những năm qua, Việt Nam đã chủđộng hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE, nhất là với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Lào; đã ký biên bản ghi nhớ về phòng chống tội phạm buôn người giữa 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông; đã ký kết hiệp định song phương với Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia và các nước khác để phòng, chống buôn bán người. Đây là công cụ pháp lý quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác có hiệu quả
giữa hai nước trong cuộc đấu tranh chống loại tội phạm nguy hiểm này.
Phòng, chống buôn bán PN, TE ở Việt Nam cũng được nhiều tổ chức trong và ngoài nước quan tâm, giúp đỡ như: Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Quĩ nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF), Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), ActionAid, Oxfam, Rafh, Quĩ Châu Á v.v ... UNODC tại Việt Nam đã hỗ trợ dự án Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp và tư pháp phòng, chống tội phạm buôn bán người ở Việt Nam (VIE/R21) giai đoạn 1 từ 2003 - 2005, giai đoạn 2 từ 2006 - 2010.
Sau 2 năm thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE giai đoạn 2004 - 2010, tình hình tội phạm buôn bán PN, TE ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nhiều PN, TE bị lừa bán ra nước ngoài, đưa vào các ổ mại dâm, bị ép buộc lấy chồng, lao động cưỡng bức, nhất là ở các địa phương trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia và một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Hải Dương, Hà Tây cũ, Thanh Hóa, Nghệ An ... Vì vậy, ngày 27/6/2007 Thủ tướng đã kí Chỉ thị số 16/2007/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE. Mục tiêu mà Chính phủđặt ra là đến năm 2010 cơ bản chặn đứng và giảm tình hình tội phạm buôn bán PN, TE. Việt Nam sẽ chủ động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE, kịp thời giải cứu, tiếp nhận số nạn nhân bị buôn bán ra nước ngoài, sớm đưa họ về nước, ổn định cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng.
Thủ tướng đã đề nghị chủ trương và biện pháp lớn để tăng cường thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE trong thời gian tới. Đó là:
• Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực: xuất khẩu lao động, kết hôn và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, xuất, nhập cảnh, du lịch.
• Tăng cường thanh tra, kiểm tra, khắc phục những sơ hở, thiếu sót về cơ chế, chính sách, pháp luật, kiên quyết không để bọn tội phạm buôn bán PN, TE lợi dụng hoạt động.
• Tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc, nhất là các tuyến, các địa bàn trọng điểm, truy bắt sốđối tượng bị truy nã đang lẩn trốn.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chỉđạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán PN, TE đến năm 2010; phải xác
định đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện. Tỉnh, thành phố
nào để xảy ra nhiều PN, TE bán ra nước ngoài thì Chủ tịch UBND phải chịu trách nhiệm trước Thủ
đấ u bình đẳ ng gi ớ i vì s ự phát tri ể n c ộ ng đồ ng b ề n v ữ ng
Sắp tới, một dự Luật phòng, chống buôn bán người sẽđược nghiên cứu trình Quốc hội và sẽ có những đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự liên quan tới buôn bán PN, TE.
Sau đây là một số chủ trương chính của Nhà nước đối với nạn buôn bán PN, TE