Hành vi nào được coi là buôn bán người?

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẤN ĐẤU BÌNH ĐẲNG GIỚI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG doc (Trang 53)

XVI. Số giờ làm việc nội trợ bình quân một ngày của nam và nữ

1.Hành vi nào được coi là buôn bán người?

Hành vi buôn bán người ngày càng tinh vi, phức tạp, khó nhận biết, dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau như “Tổ chức môi giới hôn nhân với người nước ngoài”, “Tổ chức xuất khẩu lao

động”, “Cho phép người nước ngoài nhận con nuôi” v.v ... Tuy nhiên, các nước và Việt Nam cũng

đã có nhiều cố gắng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm buôn bán người.

Theo Luật pháp quốc tế buôn bán người là các hành vi bao gồm việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển nhượng, che giấu hay tiếp nhận một người bằng các thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt, đe dọa sử

dụng bạo lực hay ép buộc, bắt cóc để nhận các khoản tiền hoặc lợi ích để nhằm mục đích bóc lột.

Ở Việt Nam, điều 119 và 120, Bộ luật hình sự quy định Hành vi buôn bán PN, TE được hiểu là mọi hành vi nhằm cố ý chuyển giao phụ nữ, trẻ em từ người này sang người khác hoặc một nhóm người khác nhằm lấy tiền hay bất cứ lợi ích vật chất nào.

2. “Buôn bán người” vi “Đưa người di cư trái phép” khác nhau như thế nào? như thế nào?

“Buôn bán người” với “Đưa người di cư trái phép” (Buôn lậu người nhập cư) có nhiều điểm giống nhau, dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, qua 3 yếu tố sau có thể phân biệt được “Buôn bán người” và “Đưa người di cư trái phép”

Sự đồng tình: Đưa người di cư ra nước ngoài trái phép liên quan tới dịch vụ đưa người có nhu cầu trốn đi nước ngoài trái phép. Còn “Buôn bán người” có sự dụ dỗ, cưỡng ép, lừa gạt, bắt cóc với mục đích đạt được sự kiểm soát của một người nhằm đạt được sự bóc lột. Việc đưa lậu người nhập cư thường có sự đồng ý của người đó. Còn nạn nhân của buôn bán người thường bị lừa gạt bởi những lời hứa hẹn dối trá hoặc bị cưỡng ép. Có thể lúc đầu các nạn nhân của buôn bán người đồng ý với việc được đưa đi vì tin vào những lời dụ dỗ

dối trá.

Bóc lột: Việc “Đưa người di cư trái phép” sẽ kết thúc khi người nhập cư đến được địa

điểm thoả thuận. Còn “Buôn bán người” được tiếp tục với sự bóc lột nạn nhân theo một số

phương thức nhằm tạo ra những nguồn lợi bất hợp pháp cho những kẻ buôn người”. • Tính chất liên quốc gia: “Đưa người di cư trái phép” luôn là hoạt động xuyên biên giới,

có tính chất liên quốc gia. Còn “Buôn bán người” không phải lúc nào cũng như vậy, có khi chỉ từ nơi này sang nơi khác trên cùng một quốc gia.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẤN ĐẤU BÌNH ĐẲNG GIỚI VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG doc (Trang 53)