XVI. Số giờ làm việc nội trợ bình quân một ngày của nam và nữ
1. Thực trạng và hậu quả của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
Thực trạng nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
Tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em hiện không chỉ là vấn đề bức xúc ở Việt Nam, mà là vấn nạn toàn cầu và đang có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ, bất chấp những nỗ lực quốc tế và quốc gia
đã và đang được tiến hành. Hàng năm trên thế giới có hơn 700.000 người bị buôn bán để khai thác mại dâm và lao động cưỡng bức. Theo thống kê, hiện nay ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hàng năm có khoảng 200.000 người bị buôn bán và tệ nạn này đang có xu hướng gia tăng theo việc di dân tự do xuyên biên giới.
Ở Việt Nam, tệ nạn buôn bán người, đặc biệt buôn bán PN, TE là một hiện tượng chỉ mới xuất hiện khoảng hơn chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình buôn bán PN, TE ra nước ngoài có nhiều diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt và có chiều hướng phát triển cả về tính chất và quy mô như có tổ chức chặt chẽ, liên quốc gia. Nhiều đường dây, tổ chức tội phạm buôn bán PN, TE xuyên quốc gia và có tính chất quốc tế đã hình thành. Trong những năm trước, buôn bán PN, TE chỉ xảy ra ở một số tỉnh, thành phố thì nay đã lan rộng ra nhiều tỉnh trong cả nước. Tuy nhiên, buôn bán PN, TE thường diễn ra ở một số nơi như:
• Biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng ... chiếm 70% tổng số vụ trên toàn quốc)
• Biên giới Việt Nam - Campuchia (An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hậu Giang ...) • Buôn bán quốc tế tới các địa điểm như Macao, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc • Buôn bán trong nội địa, xuyên qua Campuchia và Lào đến Thái Lan và Malaysia.
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã phát hiện 900 vụ, 1.600
đấ u bình đẳ ng gi ớ i vì s ự phát tri ể n c ộ ng đồ ng b ề n v ữ ng
So với năm 2006 phát hiện hơn 29 vụ, 63 đối tượng. Tuy nhiên, trong thực tế số vụ và tội phạm trong lĩnh vực này còn lớn hơn rất nhiều. Ngoài một số phương thức, thủ đoạn bọn tội phạm đã sử dụng từ trước, trong năm 2007 xuất hiện một số đường dây buôn bán PN, TE Việt Nam qua nước thứ ba (Lào, Thái Lan, Ăng - gô - la, Nga ...) vào các động mại dâm. Một số nữ học sinh, sinh viên cũng bị lừa bán ra nước ngoài. Nhiều phụ nữ bỏ nhà đi khỏi địa phương không rõ lý do, không có địa chỉ nghi bị lừa và bị buôn bán càng nhiều lên (Theo kết quảđiều tra, khảo sát, năm 1998-2005 có khoảng 8.000 người; năm 2006: 5.846 người; năm 2007: 5.982 người). Tình hình phụ nữ kết hôn với người nước ngoài (Đài Loan, Hàn Quốc ) thông qua môi giới ngày càng tăng, tập trung ở các tỉnh phía Nam. Tại Đồng Tháp, trong số 10.053 PN lấy chồng nước ngoài trong những năm qua thì có tới hơn 8.500 trường hợp lấy chồng Đài Loan; tại Tây Ninh từ năm 1995
đến nay đã có hơn 8.000 PN lấy chồng Đài Loan, chiếm 80% số PN, TE lấy chồng nước ngoài trên địa bàn ...
Trung Quốc là một nước chủ yếu tiếp nhận những phụ nữ bị buôn bán. Do có sự thiếu hụt phụ nữ,
đàn ông Trung Quốc đã quay sang tìm kiếm vợở Việt Nam. Rất nhiều phụ nữđã bịđối xử như là những “cái máy đẻ” thuần túy và họ tố cáo là bị hãm hiếp và lạm dụng bởi chồng và anh em nhà chồng. Có một số trường hợp, họ còn bị “mua đi bán lại” cho những người đàn ông khác. Theo các cấp chính quyền của Việt Nam, trong 10 năm qua có khoảng 22.000 phụ nữ và trẻ em đã bị bán sang Trung Quốc cho những cuộc hôn nhân gượng ép hay các mục đích khác. Tuy nhiên, những con số này chắc còn chưa đầy đủ bởi vì tính chất bất hợp pháp của hoạt động này. Các
đối tượng thường là những phụ nữ nghèo, đơn độc, có ít học vấn và nói chung thiếu kiến thức về
tình hình và điều kiện ở Trung Quốc. Với mong muốn được thoát khỏi nghèo nàn và sự không an toàn, họ trở nên dễ dàng làm mồi cho những lời hứa về các công việc được trả lương hậu hĩnh hoặc các cuộc hôn nhân với đàn ông người Trung Quốc và tình nguyện chấp nhận các dịch vụ do bọn buôn người đưa ra. (Website của UNICEF)
Hậu quả của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
Tệ nạn buôn bán PN, TE đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân, gia đình và xã hội.
Đối với nạn nhân
Về thể chất,
• Bị bóc lột sức lao động, làm những công việc nặng nhọc, quá sức. • Bị cưỡng bức, bóc lột tình dục.
• Có nguy cơ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục và HIV. • Mang thai ngoài ý muốn
• Bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn.
• Bị thương tích, tàn phế suốt đời, thậm chí tử vong.
• Phải sống và lao động trong môi trường ô nhiễm, thiếu vệ sinh, độc hại. • v.v ...
Về tinh thần,
• Bị suy sụp, khủng khoảng về tinh thần . • Lo âu, sợ hãi, căng thẳng.
• Mặc cảm, xấu hổ.
• Bi quan, tuyệt vọng, mất niềm tin.
• Dễ sa vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm hoặc trở thành kẻ buôn bán người. • v.v ...
đấ u bình đẳ ng gi ớ i vì s ự phát tri ể n c ộ ng đồ ng b ề n v ữ ng Đối với gia đình cuả nạn nhân • Gia đình lo lắng, mặc cảm
• Gia đình thiếu người lao động, thiếu người quán xuyến. • Con cái không được chăm sóc, dạy dỗ.
• Gia đình tan vỡ, li tán.
• Tốn kém tiền bạc, thời gian, sức lực để đi tìm người thân. • v.v ...
Đối với xã hội
• Ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội (xã hội không ổn định, tệ nạn xã hội gia tăng ...) • Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế (thiếu lao động, giải quyết hậu quả ...)
• Bệnh lây nhiễm bệnh có nguy cơ gia tăng, sức khoẻ xã hội bị giảm sút ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi.
• Tăng gánh nặng cho cơ quan pháp luật, chính quyền. • ...