II. Một số giải pháp thúc đẩy XK chè của Tổng công ty chè Việt Nam 1 Nhóm các giải pháp vi mô.
1.1. Về quản lý chất lượng.
Trong thời gian trước mắt, Tổng công ty phối hợp với các đơn vị tập trung thực hiện các biện pháp sau:
Kiên quyết chỉ đạo hái đúng qui trình, khi mua chè búp tươi chỉ mua chè chất lượng cao và thống nhất giá mua theo đúng tiêu chuẩn cấp. Tạo mức độ chêch lệch lớn giữa giá mua chè ở các cấp khác nhau. Không mua chè chất lượng thấp.
Xây dựng tiêu chuẩn công nghệ và vệ sinh thực phẩm cho dây chuyền chế biến chè đen XK. Trên cơ sở này, thành lập ban kiểm tra, thanh tra để đánh giá chất lượng các xưởng nhỏ. Nếu thấy không đủ tiêu chuẩn, kiến nghị với tỉnh cho đình chỉ hoạt động.
áp dụng qui trình đốn hái thích hợp và cơ chế giá thu mua linh hoạt để lượng chè búp tươi không vượt quá công suất nhà máy chế biến trong nhiều ngày. Xây dựng các dự án bổ xung nhà máy ở các vùng nguyên liệu lớn và địa hình chia cắt để giải quyết hết nguyên liệu và giảm thời gian vận chuyển.
Tăng số lần thu mua và vận chuyển chè búp tươi sao cho chè hái đến đâu được vận chuyển kịp thời về nhà máy đến đó. Yêu cầu nhân viên thu mua sắp xếp khối chè trong thùng xe theo đúng qui định, đảm bảo chè về đến nhà máy vẫn giữ nguyên chất lượng.
Giải quyết triệt để hiện tượng cắt xén qui trình ở các nhà máy. Có thể áp dụng phương pháp quản lý J.I.T. Phương pháp này sẽ đảm bảo đưa nguyên liệu vào dây chuyền đúng lúc, làm cho quá trình sản xuất thông suốt, bán thành phẩm ở mỗi khâu không còn ùn tắc, giảm được ôi thiu.
Xoá bỏ hẳn chế độ bảo quản chè trên nền nhà chờ héo bằng cách xây dựng dàn héo, kết hơpự với máy héo, đảm bảo chè về đến nhà máy có thể héo được ngay.
Về lâu dài, Tổng công ty cần có sự thay đổi lớn trong quản lý chất lượng thể hiện ở những mặt sau:
- Xây dựng hệ thống chất lượng thống nhất, hướng tới ISO - 9000. Hệ thống chất lượng có thể do nhiều cấp quản lý, nhưng phải thống nhất về phương pháp kiểm tra, giám sát, về tiêu chuẩn chất lượng và phải đạt trình độ nhất định.
- Các đơn vị phải giáo dục cho toàn bộ nhân viên ý thức tôn trọng chất lượng, thưởng cho bộ phận nào có sản phẩm chất lượng cao, phạt các bộ phận chưa đáp ứng tiêu chuẩn. Sử dụng thống kê để giám sát chất lượng ngay từ quá trình sản xuất. Xây
dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá và cải tiến chất lượng nội bộ nhằm sản xuất chè theo đúng tiêu chuẩn.
- Phối hợp giữa bộ phận kiểm tra chất lượng của các đơn vị với Trung tâm Công nghệ và KCS của Tổng công ty để hỗ trợ và thống nhất với nhau nhằm không chỉ phát hiện khuyết tật sản phẩm ngay từ công đoạn sản xuất đầu tiên mà còn đảm bảo được chất lượng đồng bộ trong toàn Tổng công ty.
- Xây dựng các vườn chè tập trung dưới sự chỉ đạo của xí nghiệp.
Sản xuất chè có đặc điểm là mọi sai sót trong khâu nông nghiệp như bón phân, thu hái, phân thuốc trừ sâu... đều có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nhưng lại rất khó kiểm tra chất lượng nguyên liệu một cách đầy đủ, chính xác để phát hiện ra những sai sót này khi thu mua. Thường chỉ phát hiện được những khuyết tật khi đã có sản phẩm và không thể sửa chữa. Vì vậy để tạo ra sản phẩm có chất lượng phải thực hiện đúng qui trình thậm trí ngay từ khâu làm đất để chuẩn bị trồng chè. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu có sự chỉ đạo tập trung và kiểm tra thường xuyên của các xí nghiệp. Giám đốc các xí nghiệp nên tập trung vào các vấn đề sau:
Kết hợp với viện nghiên cứu chè để làm cuộc cách mạng về giống. Để rút ngắn thời gian tuyển chọn, khảo nghiệm giống, nên tiếp tục nhập nội các giống chè tốt từ các nước đã có truyền thống về trồng và chế biến chè như ấn Độ, Nhật Bản... Mỗi xí nghiệp hoàn thành một vườn giống để đồng thời cùng trồng thử các giống này. Trên cơ sở xem xét khả năng thích nghi với các điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, tiến hành tuyển chọn và lai tạo tại chỗ, nhằm tạo ra giống thích nghi theo vùng. Các xí nghiệp phải có sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của giống vì cây chè là cây lâu năm, giống có ảnh hưởng suốt cả chu kỳ kinh tế, và chúng ta không dễ dàng thay thế giống chè mới như các giống cây ngắn ngày khác vì vốn để trồng một nương chè rất lớn và thời gian để tạo ra một nương chè đưa vào kinh doanh là rất dài.
Phổ biến và giám sát việc thực hiện các kỹ thuật canh tác của nông dân. Kỹ thuật canh tác bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật để thâm canh như tăng mật độ trồng chè để che phủ đất, chống cỏ dại và xói mòn, áp dụng phương pháp tạo hình đồi chè để tăng năng suất, bảo vệ đất. Chỉ đạo bón phân có cơ cấu thích hợp với từng loại đất, bón phân theo đúng qui trình, tăng lượng phân hữu có và phân vi sinh để
tăng độ phì cho đất. Trồng cây bóng mát để khắc phục nắng nóng mùa hè, đồng thời tạo lượng phân xanh khi cây rụng lá. Phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp IPM không để lại dư lượng độc chất trong sản phẩm. Nghiên cứu và thể nghiệm phương pháp sử dụng các loại côn trùng, ký sinh, côn trùng ăn thịt, vi khuẩn... để diệt trừ sâu bệnhmà đã được nhiều nước áp dụng có kết quả.
- Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến.
Hiện nay, ta đang sử dụng rộng rãi thiết bị công nghệ chè đen của Liên Xô cũ và ấn Độ. Dây chuyền sản xuất của Liên Xô cho phép cơ giới hoá cao nhưng công nghệ đã lỗi thời tới gần nửa thế kỷ. Ngược lại dây chuyền chế biến của ấn Độ công nghệ mới có nhiều ưu điểm nhưng mức độ cơ giới hoá không cao. Trong thời gian tới, khi ta chưa đủ điều kiện tài chính để đổi mới công nghệ ở tất cả các nhà máy cùng một lúc, thì kết hợp ưu điểm của hai loại công nghệ cũng là một giải pháp tình thế cho phép ta cải tạo các nhà máy hiện có, đưa chúng ta khỏi tình trạng lạc hậu hiện nay. Riêng đối với các xưởng chè nhỏ phải cải tạo theo hướng công nghệ ấn Độ, đặc biệt ở khâu héo và lên men.
áp dụng thử một số kỹ thuật mới như: Kết hợp mò mở với vò ép để làm tăng độ dập tế bào, rút ngắn thời gian vò và lên men, giảm tỷ lệ chua thiu, tạo hình cánh chè xoắn chặt hơn. Thay quá trình lên men độc lập điều tiết không khí toàn phần hiện nay bằng hệ thống lên men nhiều tầng để điều tiết không khí một cánh chủ động hơn. Xây dựng hệ thống chứa chè thành phẩm có điều tiết nhiệt và độ ẩm để giữ cho chè luôn có thuỷ phần ổn định.
Với các nhà máy mới, phải trang bị công nghệ hiện đại ngay từ đầu. Thà rằng chỉ đầu tư xây ít nhà máy với dây chuyền tiên tiến và đồng bộ còn hơn đầu tư tràn lan, số lượng thì nhiều nhưng chất lượng lại thấp. Định hướng đầu tư là trang bị máy móc, kỹ thuật sản xuất của ấn Độ, Srilanca, Trung Quốc cho sản xuất chè đen và của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản cho sản xuất chè xanh.