II. Một số giải pháp thúc đẩy XK chè của Tổng công ty chè Việt Nam 1 Nhóm các giải pháp vi mô.
2. Nhóm các giải pháp vĩ mô.
2.2. Chính sách tín dụng.
Chè là mặt hàng XK có giá trị và mang lại hiệu quả xã hội cao nhưng người làm chè vẫn còn nghèo và gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách tín dụng thích hợp để hỗ trợ vốn và tạo điều kiện thuận lợi ch nhười làm chè. Như đã tính toán ở trên, nhu cầu vốn đầu tư cho hệ công nghiệp và nông nghiệp trong thời gian tới để đạt được các mục tiêu đề ra cho năm 2000 - 2010 là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước phải có chính sách cho vay vốn cụ thể như sau :
Nông nghiệp : Cho vay vốn thâm canh chè trong 12 tháng với lãi suất ưu đãi 0,7 % / tháng, định mức 3 triệu đồng / ha. Cho vay phục hồi chè ( cải tạo vườn chè xấu ) trong 3 năm, lãi suất 0,81 % / tháng, năm thứ tư trả cả gốc lẫn lãi. Cho vay trồng chè theo chu kỳ kinh tế của 5 cây chè là 20 năm, lãi suất 0,81%, ân hạn trồng trong 7 năm đầu (không phải trả lãi vì đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây chè); từ năm thứ 8 trở đi, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi đều trong 12 năm. Định mức vay 35 triệu đồng / ha.
Cho vay lồng ghép nhiều chương rtrình để các doanh nghiệp kết hợp lãi suất vay như : chương trình 120 - chương trình cai nghiện - chương trình xoá đói giảm nghèo… Đồng thời khi xây dựng các chương trình này, Nhà nước cần quan tâm tới thời hạn vay khả thi chứ không chỉ lãi suất. Vì vậy trên thực tế đã có những nguồn vốn với lãi suất ưu đãi nhưng thời gian cho vay lại quá ngắn không kịp tạo nguồn trả nợ . Ví dụ : Chương trình 327/CT cho vay trồng chè định mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng / ha, không lãi, cực kỳ ưu đãi, nhưng thời hạn vay chỉ có 3 năm nên dân nghèo khó thực hiện.
Công nghiệp : Cho vay vốn ODA để đổi mới thiết bị công nghệ, xây dựng nhà máy mới với công nghệ hiện đại ngay từ đầu. Cho vay trong vòng 10 năm , ân hạn 3 năm đầu, hoàn trả vốn và lãi phát sinh trong 7 năm tiếp theo với lãi suất 0,81% / tháng.