CÁC TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác GDMT và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong học sinh- sinh viên; được sự quan tâm và hỗ trợ của các Bộ, Ban ngành liên quan, các trường, địa phương Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Việt Nam nói chung và Đoàn thanh niên- Hội Sinh viên TPHCM nói riêng trong thời gian qua đã có những cố gắng rất lớn trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức, kỹ năng hoạt động môi trường cho sinh viên cũng như tổ chức các hoạt động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.

Đoàn- Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho sinh viên về công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường, phát động phong trào xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp; tuyên truyền về luật bảo vệ môi trường trong sinh viên thông qua nhiểu hình thức khác nhau như : thành lập các đội tuyên truyền viên; tổ chức nhiều đêm nhạc với nội dung bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống lành mạnh, gần gũi với môi trường thiên nhiên; tổ chức hiệu quả nhiều hoạt động tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa, thi xây dựng các dự án, tổ chức hội thảo môi trường và phát triển bền vững…

Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “Giảng đường văn minh- sạch- đẹp”, “Lớp học kiểu mẫu” tại các trường trên địa bàn TPHCM.

Hưởng ứng tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường được phát động vào ngày 5/6 – Ngày Môi trường thế giới hằng năm, các cấp Bộ, Ban ngành, Đoàn - Hội sinh viên các cấp đã phát động nhiều hoạt động tuyên truyền thu hút đông đảo sinh viên tham gia giao lưu văn hóa mang nội dung tìm hiểu về môi trường; mít-ting kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới; ra quân tổng vệ sinh- Ngày chủ nhật xanh; đạp xe tuyên truyền bảo vệ môi trường…

Hình 3.1 Sinh viên Hutech tham gia ngày chủ nhật xanh- làm sạch đẹp mỹ quan TPHCM.

Vào dịp hè hằng năm, Trung ương Hội Sinh viên phát động chiến dịch Mùa hè Xanh, các cấp bộ Hội phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các đội sinh viên tình nguyện về hoạt động tại các vùng sâu xa, khó khăn với nhiều hoạt động phong phú. Trong đó hoạt động tuyên truyền người dân bảo vệ môi trường thiên nhiên luôn được đẩy mạnh hoạt động với nhiều chương trình thiết thực như tuyên truyền người dân ăn chín, uống sôi; sử dụng các công trình vệ sinh đúng cách; chăn nuôi gia súc gia cầm hợp vệ sinh; phát quang bụi rậm; tư vấn về y tế công đồng; hướng dẫn người dân cách lọc nước…Các hoạt động tình nguyện của sinh viên đã và đang có những chuyển biến tích cực, để lại

hình ảnh đẹp trong xã hội, góp phần xây dựng bảo vệ môi trường lành mạnh và phát triển bền vững.

Xây dựng công tác giáo dục môi trường không chỉ tác động đến cuộc sống trước mắt của thế hệ hôm nay mà còn tác động lâu dài cho thế hệ mai sau. Vì vậy, làm tốt công tác giáo dục bảo vệ - truyền thông môi trường sẽ tạo nên những lớp người thấm nhuần ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

3.2.2 Một số tổ chức truyền thông về môi trƣờng

3.2.2.1 Hội bảo vệ thiên nhiên môi trƣờng Việt Nam (VACNE)

Hội được thành lập ngày 23/11/1988 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định. Hội hoạt động với các mục tiêu cụ thể như:

 Tư vấn và phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường

 Nghiên cứu khoa học, công nghệ về bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền

vững (PTBV) và áp dụng vào thực tiễn

 Xây dựng và phổ cập các mô hình BVMT & PTBV

 Xuất bản các tạp chí, ấn phẩm về môi trường

 Sản xuất phim, tổ chức sáng tác tranh về môi trường

 Đào tạo, giáo dục, tập huấn về BVMT & PTBV

 Tổ chức các cuộc thi, triển lãm về môi trường

 Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng

 Xét và trao giải thưởng vì sự nghiệp BVMT hàng năm

 Hợp tác quốc tế về BVMT

Các dịch vụ liên quan đến BVMT

3.2.2.2 Trung tâm truyền thông bảo vệ môi trƣờng (Media Center Environment Protection) Environment Protection)

Trung tâm truyền thông bảo vệ môi trường hoạt động thông qua website

ngành là nơi sinh viên quan tâm đến vấn đề môi trường cập nhật tin tức, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu với nhau. Trung tâm bao gồm các câu lạc bộ :

- Câu lạc bộ yêu môi trường -Câu lạc bộ C4E

-Câu lạc bộ Gogreen

3.2.3 Một số tổ chức phi chính phủ về truyền thông môi trƣờng

3.2.3.1 Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trƣờng (C&E)

- Là 1 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận. C&E hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia cũng như tăng cường năng lực cho các tổ chức/nhóm cộng đồng để giải quyết tốt hơn các vấn đề môi trường liên quan đến cuộc sống của chính họ và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội dân sự và phát triển bền vững môi trường ở Việt Nam.

- Trung tâm được hình thành trên nền tảng kế thừa nhân sự và kinh nghiệm của Quỹ Môi trường Sida (SEF). Sáng lập viên Trung tâm là các thành viên Nhóm Cố vấn của Quỹ SEF là những người đã và đang hoạt động thực tiễn liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. Quỹ SEF do Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Hà nội thành lập nhằm khuyến khích và hỗ trợ các sáng kiến của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với 12 năm hoạt động (1997-2008) Quỹ SEF đã hỗ trợ 300 dự án nhỏ trong cả nước, tăng cường năng lực cho các tổ chức cộng đồng, nâng cao nhận thức môi trường cho công chúng và thúc đẩy mạng lưới xã hội dân sự về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

3.2.3.2 Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD)

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) là một tổ chức phi chính phủ phi lợi nhuận của Việt Nam. SRD cam kết làm việc với các cộng đồng chịu thiệt thòi ở miền núi, hỗ trợ họ cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao khả năng quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách bền vững

SRD là một phần của tổ chức CIDSE Việt Nam cũ – „Coopération Internationale pour le Développement et la Solidarité‟ (Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết). CIDSE Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ quốc tế triển khai nhiều dự án phát triển trên toàn quốc từ những năm 1978 đến cuối năm 2005. Với sự hình thành của SRD,

CIDSE đã hiện thực hóa được mục tiêu cuối cùng của mình là quốc gia hóa các hoạt động phát triển địa phương.

SRD đã được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho phép thành lập theo quyết định số 281/QD-LHH vào ngày 21 tháng 3 năm 2006 và giấy phép hoạt động của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (MOSTE) ngày 30 tháng 3 năm 2006.

3.2.3.3 Tổ chức hành động vì môi trƣờng

- Tổ chức hành động vì Môi trường (Actions for environment Organization – AFEO) là tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, được thành lập nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, truyền thông, nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững. Một phần quan trọng khác đó là thực hiện các nhiệm vụ xã hội, thúc đẩy các hoạt động nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của xã hội, trong đó chú ý tới dự phát triển của mỗi cá nhân.

3.2.3.4 Tổ chức 350.org

- Là 1 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có địa chỉ tại website www.350.org. Những hành động của 350.org trên toàn cầu đều hướng đến mục tiêu cao nhất là đưa lượng CO2 về lại mức 350ppm, để tránh các hậu quả nghiêm trọng của tình trạng BĐKH đang diễn ra khắp nơi.

Chiến dịch 350.org được triển khai dựa trên những hình thức truyền thông đầy sáng tạo, với những chiến dịch trực tuyến, những hoạt động truyền cảm hứng từ cấp cơ sở, và những ngày hành động toàn cầu được tổ chức bởi đông đảo các tình nguyện viên tại 188 quốc gia. Chính nguồn nhân lực này đã góp sức tổ chức hơn 5200 hoạt động ở 181 quốc gia vào ngày 24 tháng 09 năm 2009, mà đài CNN đã bình luận là “Ngày hành động có sức lan tỏa lớn nhất trong lịch sử nhân loại”. Bước sang năm 2010, 350.org tiến hành một cuộc tổng động viên mạnh mẽ với quy mô lớn hơn. Ngày 10 tháng 10 năm 2010, Ngày hội Hành động Toàn cầu đã có hơn 7200 sự kiện cắt giảm phát thải cácbon tại 188 quốc gia, trong đó có 53 sự kiện tại Việt Nam. Hàng ngàn bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, An Giang, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, và nhiều tỉnh thành khác, đã đại diện cho Việt Nam cất tiếng kêu gọi hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số hoạt động có thể kể tới như Ngày hội Bức tranh Tương lai, Ngày đi bộ tại Hội An, Ngày hội Chung tay Bảo vệ môi trường, Chiến dịch 26 độ (kêu gọi các cơ quan và gia đình tăng

nhiệt độ máy lạnh lên 26oC nhằm giảm phát thải cácbon), chiến dịch Tôi đồng ý (cam kết bảo vệ môi trường), chiến dịch “Ăn chay vì môi trường”, hoạt động Rửa xe Gây quỹ nhằm gây quỹ phát triển bền vững cho một xã tại Lâm Đồng, v.v...

CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM

4.1 Tổng quan về Tp. Phan Rang – Tháp Chàm

Phan Rang - Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.

Tên Tháp Chàm được đặt theo cụm tháp Poklong Garai phía bắc thành phố.

4.1.1 Lịch sử hình thành

Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.

Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.

Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyện Ninh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thạnh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.

Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1-9-1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải. Lúc đó thị xãPhan Rang - Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải.

Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.

Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.

4.1.2 Vị trí địa lý

Phan Rang - Tháp Chàm cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.

 Phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải

 Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn

 Phía Nam giáp huyện Ninh Phước

 Phía Đông giáp biển Đông

4.1.3 Đặc điểm Khí hậu và đất đai

Phan Rang có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến Phan Rang. Các rặng núi trọc quanh Phan Rang đều phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng nên khí hậu nóng.

Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80% vào các tháng khô khan nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch. Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh. Vì đặc điểm này mà dân địa

phương thường ví von "Gió như Phang, Nắng như Rang". Do đặc điểm này nên Phan

Rang thích hợp trồng Nho, hành tỏi và có nhiều tiềm năng về điện gió.

Khí hậu Phan Rang rất khô và có lẽ là vùng khô hạn nhất Việt Nam. Lượng mưa hàng năm rất ít. Các chất “baz” trao đổi không bị nước mưa cuốn trôi xuống sâu do đó pH của đất rất lớn: thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5). Có những loại đất đặc biệt nhưng đất kiềm chỉ có ở vùng Phan Rang. Đó là đất cà-giang.

4.1.4 Đặc điểm kinh tế

Với vị trí đó tạo cho Ninh Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong khu vực, đồng thời bắt nhịp với tiến trình hội nhập chung của cả nước. Với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh năm không bị ảnh hưởng mưa bão, mà các nhà địa lý học ví như là “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á

” rất thích hợp cho việc phát triển nhóm ngành năng lượng điện mặt trời, điện gió... là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và trở thành đặc sản của địa phương phục vụ du lịch như: Nho, hành, tỏi, bò, dê, cừu, hải sản tự nhiên...và là nơi sản xuất các loại bông giống, tôm giống và cừu giống chất lượng cao cung cấp cho cả nước và khu vực.

Riêng về lĩnh vực du lịch, nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nước Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 xác định nhóm ngành du lịch được ưu tiên phát triển thứ hai sau ngành năng lượng sạch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Định hướng đối với du lịch Ninh Thuận là phát triển một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, và dịch vụ phục vụ du lịch để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với chiều dài 105 km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, đã nổi tiếng từ lâu là bãi tắm Ninh chử, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, mũi Dinh và Nam Cương..., đã và đang hình thành các dịch vụ chất lượng cao, mang tính chuyên nghiệp theo hướng phát triển loại hình du lịch thuyền cao cấp đầu tiên của Việt Nam; các cơ sở du lịch nghĩ dưỡng và thu hút loại hình chăm sóc sức khỏe (Spa) cao cấp có thương hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù chiết suất từ cây Nho của Ninh Thuận, kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác các môn dịch vụ trên không và dưới nước như kéo dù, bơi lội dưới nước, ngắm rạn san hô, đua mô tô trên cát…Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghĩ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường, phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích, sản phẩm vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm. Tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái rừng sinh quyển khu vực sông Ông; khu vực hồ sông Trâu – suối Tiên – Ba Hồ gắn với vùng bình nguyên Ba Chi - Ma Trai rộng hàng trăm ha là nơi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)