- Là 1 tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có địa chỉ tại website www.350.org. Những hành động của 350.org trên toàn cầu đều hướng đến mục tiêu cao nhất là đưa lượng CO2 về lại mức 350ppm, để tránh các hậu quả nghiêm trọng của tình trạng BĐKH đang diễn ra khắp nơi.
Chiến dịch 350.org được triển khai dựa trên những hình thức truyền thông đầy sáng tạo, với những chiến dịch trực tuyến, những hoạt động truyền cảm hứng từ cấp cơ sở, và những ngày hành động toàn cầu được tổ chức bởi đông đảo các tình nguyện viên tại 188 quốc gia. Chính nguồn nhân lực này đã góp sức tổ chức hơn 5200 hoạt động ở 181 quốc gia vào ngày 24 tháng 09 năm 2009, mà đài CNN đã bình luận là “Ngày hành động có sức lan tỏa lớn nhất trong lịch sử nhân loại”. Bước sang năm 2010, 350.org tiến hành một cuộc tổng động viên mạnh mẽ với quy mô lớn hơn. Ngày 10 tháng 10 năm 2010, Ngày hội Hành động Toàn cầu đã có hơn 7200 sự kiện cắt giảm phát thải cácbon tại 188 quốc gia, trong đó có 53 sự kiện tại Việt Nam. Hàng ngàn bạn trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, An Giang, Huế, Đà Lạt, Đà Nẵng, và nhiều tỉnh thành khác, đã đại diện cho Việt Nam cất tiếng kêu gọi hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số hoạt động có thể kể tới như Ngày hội Bức tranh Tương lai, Ngày đi bộ tại Hội An, Ngày hội Chung tay Bảo vệ môi trường, Chiến dịch 26 độ (kêu gọi các cơ quan và gia đình tăng
nhiệt độ máy lạnh lên 26oC nhằm giảm phát thải cácbon), chiến dịch Tôi đồng ý (cam kết bảo vệ môi trường), chiến dịch “Ăn chay vì môi trường”, hoạt động Rửa xe Gây quỹ nhằm gây quỹ phát triển bền vững cho một xã tại Lâm Đồng, v.v...
CHƢƠNG 4: CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG MÔI TRƢỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM
4.1 Tổng quan về Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
Phan Rang - Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Tên Tháp Chàm được đặt theo cụm tháp Poklong Garai phía bắc thành phố.
4.1.1 Lịch sử hình thành
Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.
Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.
Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận. Từ 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyện Ninh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thạnh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.
Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1-9-1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải. Lúc đó thị xãPhan Rang - Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải.
Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang hợp nhất cùng với Tháp Chàm thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, đồng thời trở thành tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.
Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.
4.1.2 Vị trí địa lý
Phan Rang - Tháp Chàm cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách Đà Lạt 110 km, cách Nha Trang 105 km và cách Hà Nội 1388 km.
Phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải
Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn
Phía Nam giáp huyện Ninh Phước
Phía Đông giáp biển Đông
4.1.3 Đặc điểm Khí hậu và đất đai
Phan Rang có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến Phan Rang. Các rặng núi trọc quanh Phan Rang đều phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng nên khí hậu nóng.
Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80% vào các tháng khô khan nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch. Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh. Vì đặc điểm này mà dân địa
phương thường ví von "Gió như Phang, Nắng như Rang". Do đặc điểm này nên Phan
Rang thích hợp trồng Nho, hành tỏi và có nhiều tiềm năng về điện gió.
Khí hậu Phan Rang rất khô và có lẽ là vùng khô hạn nhất Việt Nam. Lượng mưa hàng năm rất ít. Các chất “baz” trao đổi không bị nước mưa cuốn trôi xuống sâu do đó pH của đất rất lớn: thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5). Có những loại đất đặc biệt nhưng đất kiềm chỉ có ở vùng Phan Rang. Đó là đất cà-giang.
4.1.4 Đặc điểm kinh tế
Với vị trí đó tạo cho Ninh Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong khu vực, đồng thời bắt nhịp với tiến trình hội nhập chung của cả nước. Với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh năm không bị ảnh hưởng mưa bão, mà các nhà địa lý học ví như là “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á
” rất thích hợp cho việc phát triển nhóm ngành năng lượng điện mặt trời, điện gió... là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và trở thành đặc sản của địa phương phục vụ du lịch như: Nho, hành, tỏi, bò, dê, cừu, hải sản tự nhiên...và là nơi sản xuất các loại bông giống, tôm giống và cừu giống chất lượng cao cung cấp cho cả nước và khu vực.
Riêng về lĩnh vực du lịch, nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nước Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 xác định nhóm ngành du lịch được ưu tiên phát triển thứ hai sau ngành năng lượng sạch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Định hướng đối với du lịch Ninh Thuận là phát triển một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, và dịch vụ phục vụ du lịch để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với chiều dài 105 km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, đã nổi tiếng từ lâu là bãi tắm Ninh chử, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, mũi Dinh và Nam Cương..., đã và đang hình thành các dịch vụ chất lượng cao, mang tính chuyên nghiệp theo hướng phát triển loại hình du lịch thuyền cao cấp đầu tiên của Việt Nam; các cơ sở du lịch nghĩ dưỡng và thu hút loại hình chăm sóc sức khỏe (Spa) cao cấp có thương hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù chiết suất từ cây Nho của Ninh Thuận, kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác các môn dịch vụ trên không và dưới nước như kéo dù, bơi lội dưới nước, ngắm rạn san hô, đua mô tô trên cát…Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghĩ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường, phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích, sản phẩm vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm. Tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái rừng sinh quyển khu vực sông Ông; khu vực hồ sông Trâu – suối Tiên – Ba Hồ gắn với vùng bình nguyên Ba Chi - Ma Trai rộng hàng trăm ha là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rắc lây đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, khu vực hồ Sông Sắt gắn với điểm di tích lịch sử Bẫy đá Pi Năng Tắc huyền thoại thời chống Mỹ và khu du lịch suối nước nóng Krông Pha – Đèo Ngoạn Mục.
Hình 4.1: Chiều tà Mỹ Nghiệp
Hình 4.3: Vân cát đồi cát Nam Cương
Định hướng phát triển du lịch dải ven biển và du lịch sinh thái rừng sinh quyển Ninh Thuận là những lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế mà tỉnh đang thu hút các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước.
Các khu vực ven biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái cao cấp và nghỉ dưỡng, nằm trong hệ thống 2 vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia, có quy mô diện tích 50 ngàn ha, bao gồm 7 ngàn ha mặt biển. Đây là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển Nam Trung bộ với các loài động thực vật rừng, biển quý hiếm có trên 2.000 loài ; trong đó có 308 lòai động thực vật quý hiếm và cũng là nơi bảo tồn loài rùa biển trong đó có loài rùa vàng đặc biệt quý hiếm là l trong 5 loài hiện hữu tại Ninh Thuận đang được bảo vệ cùng các bãi rạn san hô biển có trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển từ Bình Tiên đến Thái An.
Hình 4.4: Bãi biển Cà Ná
Ninh Thuận là nơi có đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất nước, với hệ thống công trình kiến trúc cổ còn nguyên vẹn tồn tại mãi với thời gian: tháp Hòa Lai ( thế kỷ IX), tháp Pô RôMê ( thế kỷ XVI) và quần thể tháp Pô KlongGirai cổ kính xây dựng từ thế kỷ thứ XII đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội Ka Tê - lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch hàng năm( khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 Dương lịch). Cùng với làn điệu dân ca dân gian Chăm làm say đắm lòng người, những bàn tay và trí óc tài hoa của các thiếu nữ cùng làng nghề dệt cổ truyền Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc Chăm - làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á.
Hình 4.5: Tháp chàm
Hình 4.7: Làm gốm Chăm ở Bầu Trúc
Cấp học Tên trƣờng Địa chỉ
Mầm non
Kinh Dinh 56/7 lê lợi, TPPhan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Phủ hà Đường 21/8, Tp.Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
Phước Mỹ Phước mỹ, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Tấn tài Tấn tài, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
Vành khuyên 54 Lê Hồng Phong, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
16/4 đường Quang Trung, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Anh đào 18 Tô Hiệu, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Sơn ca Lê Hồng Phong, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Đạo Long 100 Cao Thắng, phường Đạo Long, Thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Họa Mi 338 thống nhất, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Tiểu học
Bảo an 1 Mương Cát, TpPhan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Đạo Long Đạo Long, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
Đô Vinh 1 phường Đô Vinh, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Chàm, Ninh Thuận
Đông Hải 1 Đông Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
Đông Hải 2 Đông Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Kinh Dinh Võ Thị Sáu, phường Kinh Dinh, Thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận
Tấn tài 1 Tấn Tài, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
Tấn tài 2 Tấn Lộc, phường tấn tài Thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm, Ninh Thuận
Tấn tài3 Hồ Xuân Hương, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Mỹ Hải 1 Mỹ An, xã Mỹ Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Mỹ Hải 2 Đông Ba, Mỹ Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Mỹ Hải 3 Đông Ba, Mỹ Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Mỹ Hương phường Mỹ Hương, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Phước Mỹ ql 27, Phước Mỹ, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Thanh Sơn Thanh Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Thành Hải 2 Công Thành, xã Thành Hải, Thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm, Ninh Thuận
Tháp Chàm, Ninh Thuận
Văn Hải 2 Hò Rò, Văn Hải Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Văn Hải 3 Bình Sơn, Văn Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Trung học cơ sở
Trần Hưng Đạo 16/4, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
Lê Hồng Phong Lê Hồng Phong, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Lê Văn Tám Phước Mỹ, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Lý Tự Trọng 246 Thống Nhất, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Võ Thị Sáu đường Nguyễn Trãi, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Nguyễn Văn Trỗi phường Đô Vinh, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Trung học phổ thông
Chu Văn AN 303 đường 21/8, Thành phố Phan Rang - Tháp
Chàm, Ninh Thuận
Nguyễn Trãi Số 3, đường 21/8, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh
Thuận
iSchool 26 Nguyễn Văn Trỗi, P Thanh Sơn, TP Phan Rang
Lê Quý Đôn Nguyễn Công Trứ, Phường Mỹ Hải,TP.Phan Rang-
Tháp Chàm, Ninh Thuận
Tháp chàm 18 Lê Hồng Phong, TP Phan Rang - Tháp Chàm,
Ninh Thuận
Ninh Thuận Ninh Thuận
Cao đẳng –
đại học ĐH thủy lợi CS2 15 Trần Phú, TP Phan Rang - Tháp Chàm,
Cao đẳng Sư Phạm
ninh thuận Thị Trấn Khánh Hải, Ninh Hải
4.3 các hoạt động truyền thông tại Tp. Phan Rang – Tháp Chàm 4.3.1 chƣơng trình giáo dục môi trƣờng ở cấp trunng học Lớp Môn Nội dung
10
Giáo dục công dân
Biết hợp tác trong công tác BVMT. Tôn trọng pháp luật BVMT.
BVMT là trách nhiệm của mọi công dân, góp phần bảo vệ Tổ quốc xanh, sạch, đẹp hơn.
Trách nhiệm của công dân trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Công nghệ
Biết được tác hại của sự xói mòn đất. Nguyên nhân gây xói mòn đất và biện pháp khắc phục.
Biết sử dụng phân bón đúng mục đích, đúng liều lượng, đúng chỉ định là góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước.
Ảnh hưởng của thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh đối với sinh vật và môi trường .
Vai trò của các biện pháp phòng trừ sinh học, phân vi sinh trong BVMT.
Trong quá trình chăn nuôi và nuôi thuỷ sản cần chú trọng đến điều kiện vệ sinh MT, đảm bảo phát triển vật nuôi, vừa
BVMT.
không làm ô nhiễm môi trường
Địa lí
Các thành phần của môi trường: đất, nước, không khí, sinh vật.
Những tác động của con người đến các thành phần môi trường.
Sức ép của sự gia tăng dân số, phân bố dân cư và đô thị hoá tới môi trường và chất lượng cuộc sống.
Khái niệm MT, các chức năng của MT.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự phân loại tài nguyên thiên