Các nước khác

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và giải pháp trong xây dựng nông nghiệp bền vững ở VN (Trang 35 - 36)

II- CƠ SỞ THỰC TIỄN

3. Các nước khác

Mô hình nông nghiệp sinh thái còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới: Mỹ, Pháp, CHLB Đức, Italia… tập trung chủ yếu vào sản xuất rau, quả sạch. Hình thức cơ bản là không dùng hóa chất làm phân bón và trừ sâu, trừ cỏ, bảo đảm cho nông sản sạch, nhưng vẫn dùng giống mới, công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất, tưới nước, áp dụng phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). Chi phí năng lượng đầu vào và năng suất sản phẩm cũng thấp hơn mô hình nông nghiệp công nghiệp hóa, song do sản phẩm là nông sản sạch, nên bán giá cao hơn nông sản công nghiệp hóa. Số lượng cơ sở sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiện đại đến nay chưa nhiều nhưng có chiều hướng phát triển với tốc độ chậm. Ở CHLB Đức, đến nay đã có khoảng trên 1700 trang trại nông nghiệp hữu cơ với tổng diện tích khoảng 30000ha, sản xuất khoảng 1% tổng sản lượng nông nghiệp. Không chỉ ở các nước châu Âu, châu Mỹ, những nước có nền kinh tế phát triển mới xây dựng thành công mô hình nông nghiệp sinh thái mà hiện nay, các nước đang phát triển cũng đã có thành tựu trong việc phát

triển nông nghiệp sinh thái theo hướng đô thị hóa với một ví dụ điển hình là Bangkok – Thái Lan.

Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam khoảng 30 năm. Vào những năm 1990, thủ đô Bangkok đã là một đô thị lớn với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, có dân số là 7,7 triệu người (kể cả ngoại ô), mật độ trung bình 1374 người/km2 . Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Bangkok cho phép nông nghiệp ở đây hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ các khu công nghiệp và dân cư, cách thủ đô từ 40-100 km. Các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Tại những vùng nông nghiệp gần Bangkok (cách thủ đô 40 km), nông dân phát triển sản xuất rau quả an toàn trên liếp. Tại các vùng cách xa thủ đô hàng trăm km, nông dân phát triển các mô hình nông nghiệp tổng hợp, với các trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, hoặc phát triển sản xuất lương thực kết hợp nuôi thả cá để giải quyết vấn đề môi trường và an toàn lương thực. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản của Bangkok và các hộ nông dân ở các vùng nông nghiệp vệ tinh. Đặc biệt, chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các vùng sản xuất vệ tinh này phát triển.Mô hình nông nghiệp sinh thái hiện đại đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đem lại hiệu quả trên diện hẹp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và giải pháp trong xây dựng nông nghiệp bền vững ở VN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)