điểm thực hiện hợp đồng của bạn hàng nước ngoài. Thông qua công tác này cho phép Công ty đánh giá được bạn hàng, thị trường tiêu thụ và từ đó rút ra nhận định chiến lược liệu có nên tiếp tục quan hệ với thị trường đó không. Cần có những điều chỉnh gì về khối lượng, chất lượng, mẫu mã, bao bì hàng hóa, cách thức tiến hành giao dịch như thế nào?
Nhằm nâng cao chất lượng của quá trình hạch toán, Công ty thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công việc này ở từng bộ phận có trách nhiệm, đồng thời bố trí hợp lý những người có trình độ chuyên môn thực hiện ghi chép đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ, báo cáo kịp thời những thay đổi bất thường lên ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh để đưa ra các phương án đối phó kịp thời.
III/ Một số kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở Công ty . ty .
1. Công tác đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng.
Công tác này rất quan trọng nên cán bộ thực hiện đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ giỏi, nhất là yêu cầu về ngoại ngữ. Trước khi đàm phán, Công ty phải chuẩn bị đầy đủ các chi tiết có liên quan đến hợp đồng để trả lời những câu hỏi của khách hàng một cách rõ ràng. Mặt khác, phải hiểu rõ về khách hàng để tranh thủ những mặt yếu của họ, từ đó đề ra những quyết định đúng đắn và thích hợp. Trong quá trình ký kết hợp đồng còn quy định nhiều loại chứng từ kèm theo, các loại chứng từ này thường là kết quả xác nhận các bước thực hiện của hợp đồng nên rất có ý nghĩa trong việc thanh toán, giải quyết các loại tranh chấp, khiếu nại... Công ty phải thận trọng đối với từng loại chứng từ, trong ghi chép yêu cầu phải rõ ràng, không tẩy xóa.
Trong quá trình ký kết các hợp đồng xuất khẩu của Công ty, điều kiện giao hàng thường áp dụng hình thức FOB, tức là hàng giao tại cảng Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu theo hình thức này tránh cho người bán khỏi những rủi ro về hàng hóa không được đảm bảo trong khi vận chuyển. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế như: Công ty không chủ động, giá xuất bán hàng không cao nếu không muốn nói là thấp. Công ty không tham gia vào được các tổ chức bảo hiểm quốc tế nên lợi nhuận thu được thấp. Thời gian tới Công ty nên xem xét xuất theo hai hình thức: Với khách hàng ở thị trường xa như ở Châu Âu, châu Mỹ thì cần tiếp tục xuất theo hình thức FOB. Còn đối với các bạn hàng ở thị trường gần trong khu vực châu á thì Công ty nên xuất theo điều kiện CIF.
Ngoài ra trong nội dung hợp đồng, Công ty cần chọn phương pháp thanh toán nào an toàn nhất, đảm bảo cho Công ty thu về đủ số tiền đúng thời hạn. Tốt nhất là nên lực chọn hình thức L/C không thể hiện ngang có xác nhận bảo lãnh của Ngân hàng Trung ương.
Bên cạnh đó, Công ty xem xét các hình thức thuê tàu và cước phí vận chuyển nếu xuất theo CIF, thời gian giao hàng... Cần dự đoán trước những nhu cầu thị trường và xác định chính xác thời điểm ký kết hợp đồng có lợi nhất, chẳng hạn như khi mặt hàng giá quốc tế lên cao hoặc tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tăng thì nên tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Các điều kiện của hợp đồng nên quy định ngắn gọn, chặt chẽ và dễ hiểu.
2. Một số vấn đề trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu
* Khâu chuẩn bị hàng hóa cần được thực hiện chu đáo và nhanh chóng hơn. Công ty cần biết chính xác ngày giao hàng ra cảng và ngày tàu vào nhận hàng để bến có hàng kịp thời.
* Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện vận tải, đội ngũ cán bộ vận chuyển để thực hiện chuyển hàng hóa từ kho ra cảng một cách kịp thời.
* Thực hiện phân loại rủi ro thị trường, bạn hàng.. để thực hiện mua các loại bảo hiểm phù hợp theo quy định như trong hợp đồng.
* Luôn luôn rà soát lại các nghiệp vụ xuất khẩu, phát hiện và có biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót có thể xảy ra.
* Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để tạo điều kiện làm nhanh thủ tục hải quan. Thực hiện bốc hàng lên tàu an toàn, kịp thời, lấy đầy đủ các chứng từ như trong L/C quy định.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhất thiết phải tạo điều kiện cho phía bạn hàng nhận hàng thuận tiện, an toàn, đúng như hợp đồng ký kết. Việc đảm bảo uy tín với khách hàng là vấn đề then chốt của quá trình xuất khẩu nhằm duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Công ty thường gặp những rủi ro nhất định như: bạn hàng không đủ khả năng thanh toán, hoặc việc thanh toán chậm, hàng trong quá trình xuất khẩu bị mất mát, hư hại, việc chuẩn bị các loại chứng từ cũng có thể thiếu sót... Những điều này có thể dẫn đến các tranh chấp, khiếu nại đáng tiếc.
Vậy thì, Công ty cần làm gì để tránh được hoặc ít nhất là hạn chế những rủi ro xẩy ra? Có thể giải quyết điều này theo các cách thức sau:
* Tránh toàn bộ rủi ro: Công ty có thể quyết định không bán ở thị trường sẽ có nhiều rủi ro, không chấp nhận đơn hàng của khách hàng, có nhiều nghi hoặc về khâu tín dụng, khong bán sản phẩm đối với những nước có nhiều luật lệ quá nghiêm ngặt đối với độ tin cậy của sản phẩm Công ty.
* Những biện pháp hạn chế rủi ro: Có nhiều biện pháp để hạn chế những rủi ro về xuất khẩu xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ: bán hàng theo hình thức thư tín dụng đã được xác nhận và không thể huỷ ngang hơn là hình thức "thanh toán bằng tiền mặt khi nhìn thấy chứng từ" thì phải bao gồm cả điều khoản điều chỉnh giá trong hợp đồng giao hạn kỳ hạn, cải tiến chất lượng sản phẩm và giám sát chất lượng phải được đảm bảo tốt hơn trước những lời phàn nàn về độ tin cậy đối với sản phẩm đó.
* Chia xẻ rủi ro: Nếu vận chuyển tất cả những quả trứng vào một cái giỏ sẽ là điều nguy hiểm có thể tránh được bằng cách:
- Đảm bảo hàng xuất khẩu của Công ty không phải tập trung tất cả vào một thị trường mà mỗi sản phẩm vào mỗi kênh phân phối.
- Luôn luôn tìm kiếm những thị trường mới và tìm cách đưa ra những sản phẩm mới. Phải thấy trước được những điểm mạnh của nhiều kênh phân phối khác nhau ở mỗi thị trường
* Chuyển giao rủi ro: Mục đích nhằm chuyển bớt một số rủi ro nhất định nào đó sang người khác, thường là khách hàng. Ví dụ:
- Nên bán theo điều kiện FOB hơn là CIF, như vậy tất cả rủi ro trong quá trình vận chuyển là do khách hàng gánh chịu.
- Rút ngắn thời gian bảo hành đối với các mặt hàng bán ở nước ngoài. * Giải quyết rủi ro qua bảo hiểm:
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: chịu trách nhiệm về những rủi ro có tính thương mại hoặc chính trị của hàng hoá theo hình thức cấp tín dụng xuất khẩu.
- Bảo hiểm về độ tin cậy: Bảo hiểm trong trường hợp có sự kiện cáo về độ tin cậy của mặt hàng đến người sản xuất.
Có hai nguyên tắc cơ bản để xử lý rủi ro trong công tác xuất khẩu:
- Trước hết, khai thác tất cả những khả năng có thể giảm bớt được hoặc tránh nguy hiểm bằng cách tránh rủi ro, hạn chế rủi ro, san xẻ hoặc chuyển rủi ro sang chỗ khác.
- Nếu rủi ro đã xảy ra rồi thì cố gắng đến mức tối đa thực hiện những bảo hiểm có thể được. Đối với những rủi ro lớn, nhất thiết phải có bảo hiểm thì tốt nhất nên có những lời mời chào của nhiều nhà bảo hiểm và phaỉ có sự so sánh thận trọng để chọn được những lời chào hàng tối ưu nhất.
Kết luận
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong cơ chế thị trường diễn ra hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Trong khi đó, môi trường kinh doanh lại luôn luôn biến đổi và có nhiều bất cập. Chính vì vậy, kinh doanh xuất khẩu đòi hỏi nhà thương mại phải luôn luôn tìm tòi, đổi mới và sáng tạo để đạt được cái đích là lợi nhuận.
Qua quá trình thực tập tại Công ty SIMEX, xuất phát từ bối cảnh trong và ngoài Công ty, tác giả đã trình bày hoạt động xuất khẩu của Công ty từ những cái chung nhất và nổi bật nhất, đồng thời cố gắng tiếp cận tính tối đa toàn diện. Những nội dung đã được đề tài làm rõ bao gồm:
1. Các hoạt động nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty. 2. Đánh giá kết quả xuất khẩu ở Công ty.
3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hoá ở Công ty SIMEX.
Tài liệu tham khảo
1. "Kinh tế thương mại dịch vụ" - NXB Thống Kê, Hà Nội 1997. 2. "Giáo trình thương mại quốc tế" - NXB Thống Kế, Hà nội 1996.
3. "Báo cáo kiểm toán của Công ty SIMEX" - Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học 1997.
4. "Tài liệu cổ phần hoá của Công ty SIMEX" - 1997.
5. "Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 1995, 1996, 1997 Công ty SIMEX". 6. "Các tài liệu kế toán của Công ty SIMEX từ 1992 đến 1997".
7. Tình hình kinh tế xã hội năm 1997" - Tổng cục thống kê, số 38/TCTK - TH.
8. "Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thương mại 1997" - Bộ Thương mại.
9. "Báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 1998 của Thành phố Hà nội" - Sở Thương mại Hà Nội, tháng 2/1998.
10. "Kinh tế 97 - 98 Việt Nam và thế giới" - Thời báo kinh tế Việt Nam, số 23 - 24. 11. "Giáo trình kinh tế học quốc tế " - NXB Thống kế, Hà nội 1995.
12. "Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế" - Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, NXB Thống Kê 1994.
13. "Giáo trình kinh tế ngoại thương" - Đại học Ngoại thương, NXB giáo dục - Hà Nội 1994.
14. Võ Thanh Thu "Kinh tế đối ngoại" - NXB Thống Kê 1994.
15. Võ Thanh Thu, Đoàn Thị Hồng Vân "Hướng dẫn thực hành xuất nhập khẩu tại Việt Nam" - NXB Thống kê tháng 6 - 1994.
16. Vũ Phạm Quyết Thắng "Kinh tế đối ngoại Việt Nam - nội dung - giải pháp - hiệu quả" NXB Thống kê 1994.
17. G.A Schomll "Cẩm nang nghiệp vụ quản lý xuất nhập khẩu" - Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam 1990.
18. Các nghị định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xuất nhập khẩu. 19. Các thông tư của các Bộ.
20. Hà Nguyễn "Thương mại quốc tế và kinh nghiệm phát triển ngoại thương" - NXB Thống kê 1994.
21. Các tạp chí thương mại từ 1990 - 1997. 22. Các thời báo kinh tế 1996, 1997, 1998. 23. Các bản tin nhanh 1997, 1998.
24. Các luận văn tốt nghiệp, khoá 34, 35.
lời nói đầu
phần I: lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường I - Bản chất và vai trò của xuất khẩu hàng hoá
1. Bản chất của xuất khẩu 2. Vai trò của xuất khẩu
2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng
2.2. Đối với một doanh nghiệp