Cấu tạo của tế bào Prokaryote

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học đại cương (Trang 44 - 46)

nhơ roi. Thứ hai là nhờ hai hay nhiều khuẩn mao bên dưới vách tế bào có cấu trúc tương tự như roi. Mỗi sợi có motor gắn vào tế bào. Khi motor quay tế bào chuyển động theo cơ chế xoắn nút chai. Cơ chế này là đặc biệt hiệu quả trong môi trường có độ nhớt cao. Cơ chế thứ ba là một số vi khuẩn có thể tiết ra chất nhầy gây ra chuyển động trượt như khi thiếu khuẩn mao. Trong môi trường đồng nhất Prokaryote chuyển động theo hướng ngẫu nhiên. Trong môi trường không đồng nhất, Prokaryote chuyển động hướng kích thích chẳng hạn như hướng sáng, hướng nguồn thức ăn, tránh chất độc. Một số loài vi khuẩn có chứa một số phân tử nhỏ như hợp chất sắt cho phép chúng phân biệt trên, dưới để định hướng bắt mồi.

6.3 Màng sinh chất

Màng của prokaryotes có cấu trúc khảm lỏng giống như màng của Eukaryotes. Sự gấp nếp của màng tạo nên những màng có chức năng riêng biệt chẳng hạn như thylakoids, mesosome và màng hô hấp (respiration membranes)

7.3 Vật chất di truyền

Vật chất di truyền của prokaryote là DNA mạch đơn vòng. Những vòng DNA lớn tương tác với proteins hình thành nhiễm sắc thể của Prokaryotes hay giá genes tập trung ở một số khu vực nhỏ trong tế bào gọi là vùng nhân (không có màng nhân). So với Eukaryotes, bộ gene của Prokaryotes nhỏ hơn và đơn giản hơn. Trong bộ gene của Eukaryotes, DNA mạch thẳng tương tác với các proteins hình thành bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài. Trung bình bộ gene của một prokaryote chỉ bằng 1/1000 DNA trong một tế bào Eukaryote.

Ngoài DNA của nhiễm sắc thể, Prokaryotes còn có những vòng DNA nhỏ hơn gọi là plasmids chứa vài genes. Trong hầu hết môi trường, Prokaryotes tồn tại không cần plasmids bởi vì các chức năng quan trọng đều mã hoá trong DNA nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, các genes của plasmids có thể giúp prokaryotes sống trong môi trường có kháng sinh, các chất dinh dưỡng lạ. Plasmid nhân đôi độc lập với nhiễm sắc thể và chuyển cho tế bào khác giới khi tiếp hợp (conjugation).

Chương 8

Các quá trình sinh học trong tế bào1

8.1 Trao đổi chất qua màng tế bào 8.1.1 Tính thấm của lớp phospholipids kép

Đuôi kỵ nước của phospholipids ngăn cản sự vận chuyển các ion và các phân tử phân cực như H+, Na+. Các phân tử không tan trong nước như hydrocarbon, CO2, O2qua màng dễ dàng.

Những phân tử nhỏ phân cực nhưng không tích điện như ethanol cũng có thể qua màng.

Lớp phospholipids kép không thấm đối với những phân tử không tích điện nhưng kích thước lớn chẳng hạn như glucose và sucrose.

Tuy nhiên, lớp phospholipids kép chỉ là một phần câu chuyện về tính thấm có chọn lọc của màng.

8.1.2 Protein vận chuyển

Những protein vận chuyển là protein xuyên màng (hình 2.40). Một số protein vận chuyển làm thành các chanel ưa nước (hình 2.40). Số khác liên kết với các chất và vận chuyển chúng qua màng. Trong cả hai trường hợp, mỗi protein vận chuyển chuyên biệt cho một hay một số cơ chất.

Như vậy, tính thấm của màng phụ thuộc vào cả hai lớp lipid kép và các protein vận chuyển chuyên biệt.

8.1.3 Khuếch tán (diffusion)

Khuếch tán là cơ chế vận chuyển qua màng một cách thụ động không tốn năng lượng. Các chất được vận chuyển qua màng theo chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

8.1.4 Thẩm thấu (osmosis)

Thẩm thấu là một hình thức vận chuyển nước một cách thụ động qua màng. Nước vận chuyển từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương.

So sánh nồng độ các chất hòa tan của hai dung dịch. Dung dịch có nồng độ cao là dụng dịch ưu trương (hypertonic), dung dịch có nồng độ thấp là dung dịch nhược trương (hypotonic). Nếu hai dung dịch có nồng độ bằng nhau là các dung dịch đẳng trương (isotonic).

Quá trình thẩm thấu của nước qua màng tế bào có thể được minh họa qua sự co nguyên sinh (plasmolysis) của tế bào khi đặc trong những môi trường có nầng độ khác nhau (hình 2.46)

1This content is available online at <None>.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học đại cương (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)