Sự đa dạng của tế bào

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học đại cương (Trang 50 - 52)

Tổ chức vật chất di truyền-

Màng nhânHistonSố lượng nhiễm sắc thểInstronThể nhânPhân bào nguyên nhiễm Tái tổ hợp vật chất di truyềnTi thểLạp thểMàng có sterolRoiMạng lưới nội chất- GolgiVách tế bàoSự khác biệt trong các bào quan đơn giảnRibo- someLysosome và peroxisomeMi- crotubuleBộ xươngBiệt hóa

Không KhôngMột + plas- midHiếmKhôngKhôngChuyển một phần theo một hướngKhôngKhôngChỉ có

Mycoplasma và methan- otrophNhỏ hơn, một sợi (one fiber)KhôngKhôngPeptidoglycan (trừMycoplasma và Archeaobac- teria)70SKhôngKhông hoặc rất hiếmKhôngKhông

cócónhiều hơn mộtphổ biếncócóPhân bào giảm nhiễm và thụ tinhCóCóCóLớn hơn, có màng bao, 20 mi- crotubule. 9+2Có CóCellu- lose80SCóCóCóMô, cơ quan

Table 9.1

9.4 Phân biệt tế bào động vật và thực vật

Tính chất Tế bào thực vật Tế bào động vật Vách tế bàoLục lạpChất dự

trữPhân bàoKhông bàoCentriole

CóCóTinh bộtPhân bào không có sao, phân tế bào chất bằng vách ngăn ở trung tâmPhát triểnKhông

KhôngKhôngGlycogenPhân bào có xuất hiện sao, phân tế bào chất bằng eo thắt ở trung tâmKhông phát triểncó

Chương 10

Khái niệm và cấu trúc Enzyme1

10.1 Khái niệm Enzyme

Trao đổi chất hay chuyển hóa vật chất là toàn bộ các hóa trình hóa học xảy ra trong tế bào. Phần lớn các phản ứng xảy ra trong tế bào được điều hòa bởi chất xúc tác đạc biệt gọi là emzyme.

Enzyme là chất xúc tác sinh học có các tính chất sau:

(1) Enzyme không gây ra phản ứng mà làm giảm năng lượng hoạt hóa (activation energy) của các phản ứng hóa học, do đó làm tăng tốc độ của các phản ứng. Điều này là bởi vì khi enzyme liên kết với các cơ chất tạo thành phức hợp enzyme-cơ chất làm cấu trúc nội tại của cơ chất thay đổi theo chiều hướng giảm năng lượng hoạt hóa.

(2) Enzyme không bị bị biến đổi hay mất đi và có thể sử dụng nhiều lần trong các phản ứng của tế bào. Sau phản ứng enzyme được giải phóng.

(3) Chỉ cần một lượng nhỏ enzyme so với cơ chất cũng xúc tác được phản ứng.

(4) Enzyme có tính đặc hiệu cao. Tính đặc hiệu của enzyme thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Mỗi ezyme chỉ xúc tác cho một kiểu phản ứng nhất định, một cơ chất nhất định hay một loại đồng phân nhất định của cơ chất đó.

(5) Không phải mọi tế bào cùng chứa một hệ enzyme. Điều đó giải thích tại sao có nhiều hơn một loại tế bào

10.2 Cấu trúc của Enzyme

Bản chất hóa học của enzyme là protein hình cầu có thể chia enzyme thành hai nhóm lớn sau:

Enzyme đơn giản-enzyme một thành phần nghĩa là khi thủy phân chỉ cho một thành phần duy nhất là amino acid. Hoạt tính của enzyme này chỉ phụ thuộc vào cấu trúc của protein.

Enzyme phức tạp: Ngoài thành phần protein gọi là apoezyme, enzyme còn chứa thêm nhóm không phải là protein gọi là cofactors. Nhóm ngoại này rất đa dạng. Có thể phân biệt ba nhóm ngoại cơ bản:

(1) Nếu nhóm ngoại là các phân tử hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp thì gọi là coenzyme, thường bắt nguồn từ vitamin chứ không từ amino acid. Coenzyme liên kết thuận nghịch với enzyme, tham gia trực tiếp trong các phản ứng mà enzyme xúc tác.

Ví dụ: NAD và FAD là hai coenzyme như chất mang điện tử và H cho nhiều phản ứng oxi hóa khử có enzyme xúc tác trong tế bào.

(2) Nhóm phụ gia (prosthetic group) tương tự như coezyme nhưng gắn chặt với protein enzyme bằng liên kết hóa trị chẳng hạn như enzyme catalase. Giống như coenzyme nhóm prosthetic thường là thành phần cơ bản trong cơ chế xúc tác của enzyme.

1This content is available online at <None>.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh học đại cương (Trang 50 - 52)