Kế toán tính giá thành sản phẩm 1 Đối tượng tính giá thành

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pdf (Trang 43 - 48)

III. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

2.Kế toán tính giá thành sản phẩm 1 Đối tượng tính giá thành

2.1. Đối tượng tính giá thành

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, Công ty xác định đối tượng tính

giá thành là các sản phẩm hoàn thành ở khâu cuối cùng, tức là sản phẩm hoàn chỉnh các loại. Như vậy có thể thấy rằng giữa đối tượng hạch toán CPSX và

đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty là chưa có sự thống nhất với nhau. Trong khi đối tượng hạch toán CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ thì

đối tượng tính giá thành lại là các sản phẩm cuối cùng.

2.2. Kỳ tính giá thành

Do việc tổ chức thực hiện công tác này chưa được khoa học và do một số

nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nên kỳ tính giá thành sản phẩm cũng như kỳ hạch toán CPSX là theo từng quý trong năm, tức là cứ định kỳ cuối

mỗi quý căn cứ vào các chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm đã được

tập hợp, kế toán tiến hành tính ra giá thành sản phẩm hoàn thành trong quý.

2.3. Phương pháp tính giá thành

Công ty Nhựa Bách hóa Tổng hợp là đơn vị đã có quá trình hơn 33 năm

sản xuất mặt hàng túi, ví, cặp, … Trogn quá trình sản xuất công ty đã xây dựng được một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nhằm xác định tiêu hao từng loại nguyên vật liệu, giờ công sản xuất và các loại chi phí khác để sản

xuất ra các loại sản phẩm của mình. Trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế kỹ

thuật này ngay từ đầu năm công ty đã xây dựng một hệ thống giá thành kế

hoạch của tưngf loại chi tiết sản phẩm sản xuất (cả dạng mộc và hoàn chỉnh)

và từng loại sản phẩm hoàn chỉnh. Hệ thống giá thành kế hoạch này được sử

dụng trong suốt cả năm và dùng làm cơ sở xác định giá thành thực tê,s giá bán của từng loại chi tiết sản phẩm. Nhờ có hệ hệ thống giá thành kế hoạch tương đối hợp lý nên công ty đã sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính giá thành thực tế

cho các sản phẩm của mình còn với các loại phụ tùng thì Công ty chọn luôn

Sau đây là trình tự tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ tại

công ty thông qua số liệu kế toán quý IV năm 2001

- Xác định tổng giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm hoàn thành: Kế toán căn cứ vào toàn bộ CPSX phát sinh trong quý đã tập hợp được (trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản) và giá trị sản phẩm dở dang đầu quý

(trên sổ Cái TK 154), giá trị sản phẩm dở dang cuối quý (trên Biển bản kiểm

kê tồn kho) để tính ra tổng giá thành thực tế sản phẩm sản xuất trong quý.

Do trong quý Công ty tiến hành nhập kho các phụ tùng ở dạng mộc và dạng hoàn chỉnh nên giá trị phần phụ tùng nhập kho này được ghi giảm trên

TK 154.1 (theo định khoản trang). Do đó khi tính tổng CPSX phát sinh trong

kỳ phải trừ đi phần giá trị này.

Tổng giá thành;thực tế QIV/2001 = Giá trị sản phẩm;dở dang đầu quý +

Tổng CPSX;phát sinh trong quý + Giá trị sản phẩm;dở dang cuối quý = 161.883.660 + (8.877.456.371 - 1.743.266.911) - 1.425.660.998

= 5.870.421.122 đ.

Xác định tổng giá thành kế hoạch của toàn bộ sản phẩm : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại và giá thành kế

hoạch đơn vị sản phẩm tương ứng do phòng kinh doanh lập, kế toán tính ra

tổng giá thành kế hoạch của toàn bộ sản phẩm theo công thức:

Tổng giá thành;kế hoạch = 5.439.916.268 đ

(theo số liệu từ Bảng tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm)

- So sánh giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch để xác định tỷ lệ:

Tỷ lệ giữa giá thành thực

tế với giá thành kế hoạch =

Tổng giá thành thực tế

x 100 Tổng giá thành kế hoạch

= 5.870.421.122 x 100 = 107,9% 5.439.916.268

- Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:

Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm = Tổng giá thành kế hoạch từng loại sản phẩm x Tỷ lệ giữa giá thành TT với giá thành KH - Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành

Ví dụ: sản phẩm túi trong quý IV nhập kho 1882 chiếc, giá thành kế

hoạch đơn vị là 412.583 đ.

Tổng giá thành kế hoạch túi nhập trong quý IV = 1882 chiếc x 412.538 đ/1c = 776.396.516

Tổng giá thành thực tế túi nhập trong quý IV = 776.396.516 x 107,9% =

837.731.841

Giá thành thực tế đơn vị túi =

882. . 1 841 . 731 . 837 = 445.129 đ

Biểu số 12 Tính giá thành kế hoạch cho các loại sản phẩm

NVL chính: 408.736

Đơn vị : Đồng

Stt Tên các chi tiết Đvi Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cty SX Mua ngoài

1 Vải da 1 96.527 96.527 2 Chỉ khâu 1 8.858 8.858 3 Keo dán 1 10.454 10.454 4 Khoá 1 22.727 22.727 5 1 12.545 12.545 6 1 19.500 19.500 7 1 9.091 9.091 8 1 8.182 8.182 9 1 40.000 40.000 10 1 25.091 25.091 … … .. … … … … Cộng 145.358 260.744 II. Vật liệu phụ: 2.500 điện: 800 lương: 8852 x 1,2 = 10.622 bảo hiểm : 1.682 Cộng: 424.340 Quản lý + Khấu hao: 41.843 Zsp hoàn chỉnh: 466.183

Phần III

ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA DOANH

NGHIỆP.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pdf (Trang 43 - 48)