Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pdf (Trang 27 - 31)

III. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN

1.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Tại Công ty, do đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh mà công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo sản

phẩm và trả lương theo thời gian.

Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức căn cứ vào số ngày lao

động thực tế của người lao động và đơn giá tiền lương theo qui định của Nhà

nước.

Lương thời gian = Số ngày công làm việc;thực tế x Đơn giá lương;một ngày công

Ví dụ: Tính lương thời gian phải trả cho anh Tuấn PX Cắt: Lương thời gian = 20.423 x 26 = 530.998

Lương làm ngoài giờ = 20.423 x 2 = 40846

Phụ cấp thuộc quỹ lương = 136.000 đ.

Tổng tiền lương = 530.998 + 40.846 + 136.000 = 707.844

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức căn cứ vào số lượng sản

phẩm hoàn thành do bộ phận trực tiếp sản xuất và đơn giá tiền lương cho 1

sản phẩm.

Lương sản phẩm = Số lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương 1 SP

Ví dụ tính lương sản phẩm cho chị Bình - PX may:

Lương sản phẩm = 17 x 20.000 = 340.000đ.

Tiền công nghỉ việc = 17711 x 2 = 35422 đ Hưởng 100% lương

Phụ cấp thuộc quỹ lương = 150.000

Tổng tiền lương = 340.000 + 35.422 + 150.000 = 525.422 đ

Để tính lương sản phẩm và lương thời gian của công nhân sản xuất ở

từng phân xưởng, hàng ngày nhân viên thống kê của từng phân xưởng có

nhiệm vụ theo dõi số lượng sản phẩm sản xuất ra, thời gian làm việc của từng

công nhân sản xuất và ghi vào Bảng chấm công để chuyển lên cho phòng kế

toán lập bảng thanh toán lương.

Đối với các khoản trích theo lương (KPCĐ, BHXH, BHYT), kế toán

BHXH trích 25% trên lương cấp bậc, trong đó 19% hạch toán vào chi phí, 6% trừ vào lương của công nhân.

KPCĐ trích 2% trên lương thực tế của công nhân và hạch toán vào chi phí.

BHYT trích 3% trên lương cấp bậc, trong đó 2% hạch toán vào chi phí, 1% trừ vào lương của công nhân.

Trình tự hạch toán:

Để theo dõi chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, kế toán sử dụng Tk 622

- CPNCTT. Tài khoản này tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng.

Căn cứ vào Bảng chấm công của từng phân xưởng, kế toán tiền lương và

BHXH sẽ tính ra tiền lương thực tế của từng công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương. Từ đó lấy số liệu để vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH theo định khoản:

Phản ánh số tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất:

Nợ TK 622 : 6.576.302.653

Có TK 3342 : 6.576.302.653

Phản ánh số tiền ăn ca của công nhân sản xuất:

Nợ TK 622 : 69.730.000

Có TK 334.1 : 69.730.000

Kế toán trích các khoản KPCĐ; BHXH; BHYT vào chi phí: Nợ TK 622: 49.388.819

Có TK 3382: 13.152.605 Có TK 3383: 31.973.130 Có TK 3384: 4.263.084

Số liệu tổng hợp trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH là căn cứ để vào BCĐ số phát sinh các tài khoản và sổ Cái TK 622

Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT vào TK 154 (154.1) - CPSXKD dở dang để tính Zsp:

Nợ TK 154.1 : 776.749.084

Số liệu này được minh hoạ trên BCĐ số phát sinh các tài khoản và sổ Cái TK 154 quý IV năm 2001.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM pdf (Trang 27 - 31)