− Tương tự như kỳ thu tiền bình quân thì qua bảng 2.13 ta có thể thấy trong giai đoạn vừa qua vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 2,1 vòng; 4,9 vòng và 5,0 vòng tức là trong các năm 2009, 2010, 2011 hàng tồn kho của công ty đã quay được lần lượt 2,1 vòng; 4,9 vòng và 5,0 vòng để tạo ra doanh thu. Tương ứng với số ngày tồn kho trong năm 2009 là xấp xỉ 171 ngày, năm 2010 là xấp xỉ 73 ngày và năm 2011 là 71 ngày. Số ngày tồn kho của công ty đang có xu hướng giảm dần từ 171 ngày (năm 2009) xuống còn 73 ngày (năm 2010) và tiếp tục giảm xuống còn 71 ngày (năm 2011). Đây là một xu hướng tốt chứng tỏ công ty đang có chiến lược quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn qua các năm. Số ngày tồn kho giảm xuống làm cho công ty giảm chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng trong hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
− Tuy nhiên số ngày tồn kho vẫn còn rất lớn đặc biệt là vào năm 2009 tồn 171 ngày, các năm sau tuy có giảm nhưng vẫn còn rất lớn, như vậy chứng tỏ công ty vẫn đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho. Khi ta liên hệ chỉ số này với chỉ số thanh toán nhanh thì ta có thể nhận thấy do công ty giữ hàng tồn kho nhiều nên làm tỷ số thanh khoản nhanh xuống quá thấp, không còn đủ để đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn ( chỉ số thanh toán nhanh của công ty chỉ bằng phân nửa chỉ số thanh toán hiện hành). Vì vậy công ty nên tiếp tục thực hiện thắt chặt công tác quản lý hàng tồn kho, hòng nhằm giảm số ngày tồn kho qua đó tăng tỷ số thanh khoản nhanh hay các tỷ số khác.