Đến Việt Nam họ khen, chê gì?

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các đối tác người Anh pdf (Trang 34 - 37)

Theo các tài liệu du lịch Việt Nam và các khảo sát, tìm hiểu thì: * Những điều du khách Trung Quốc thích khi du lịch ở Việt Nam:

- Tuyến điểm mà du khách Trung Quốc thích nhất là loại hình du lịch sơng nước miền Tây và tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Đất nước Trung Quốc khơng có những bãi biển đẹp. Trong khi đó Việt Nam lại nổi tiếng với đường bờ biển dài, những bãi cát đẹp, nước biển trong xanh như bãi biển Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo….

- Theo khảo sát, du khách Trung Quốc rất thích các loại hoa quả nhiệt đới của Việt Nam. Họ rất thích mua chanh tươi về làm quà.

- Du khách Trung quốc cũng thích thưởng thức món ơ mai Hàng Đường của Hà Nội. Theo họ, ô mai vẫn giữ được hương vị tự nhiên của quả mà lại không q ngọt như ơ mai Trung Quốc.

- Món ăn Việt Nam có nhiều rau xanh và khơng q nhiều dầu mỡ như món ăn Trung Quốc, rất tốt cho sức khỏe. Nhiều du khách Trung Quốc rất thích món dưa chua và cà muối của Việt Nam.

- Du khách Trung Quốc nói riêng và du khách nước ngồi nói chung đều thích đến Việt Nam bởi Việt Nam là điểm đến hịa bình và an tồn; người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch sử của dân tộc mình.

*Những điều du khách Trung Quốc khơng thích khi du lịch ở Việt Nam:

- Sự không phong phú trong các loại hình hoạt động giải trí đã khiến cho khách đến thường “khơng biết làm gì ngồi việc ngồi đánh bài cho hết thời gian”( theo lời một du khách Trung Quốc)

- Các điểm mua sắm nghèo nàn, chủng loại hàng chưa phong phú. Khách du lịch Trung Quốc thường mang theo nhiều tiền để mua đồ làm quà nhưng cũng khơng

biết mua gì, bởi vì hàng hóa chủ yếu là của Trung Quốc.

- Giao thông Việt Nam còn lộn xộn, số lượng xe máy nhiều hơn ở Trung Quốc nên môi trường ô nhiễm hơn; người điều khiển các phương tiện giao thơng cịn ẩu.

- Tài xế taxi cịn tính tiền “ăn gian” của khách.

- Số lượng các khách sạn chất lượng cao chưa nhiều, chưa đủ phục vụ cho số đơng các du khách có khả năng chi trả cao, trong khi đội ngũ phục vụ cịn thiếu tính chun nghiệp.

- Trên đường phố còn rất nhiều trẻ em lang thang hay đi theo làm phiền du khách.

- Tại các trung tâm thương mại lớn, đội ngũ nhân viên cịn chưa thơng thạo tiếng Trung Quốc, cịn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với khách.

---oooOooo---oooOooo---

Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết cơng việc nhất thời.

Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khố của thành cơng.

Bạn cũng đừng coi thường những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung.

Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng Trung lên trên. Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng.

Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân trọng là “ông” hay “bà”.

Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự.

Thay vì trả lời “Khơng” một cách dứt khốt, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tơi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa.

Chào hỏi

Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng.

Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước.

Làm quen

Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn khơng nên lảng tránh trả lời.

Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối khơng nên đề cập tới các chủ đề về chính trị, khơng nên có lời phê phán.

Đàm phán

Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài. Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó khơng bàn về chuyện làm ăn mà để dành đến cuối bữa.

Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.

Ăn tiệc

Không được lấy đũa gõ vào bát bởi đó là hành vi của những kẻ ăn mày. Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người chết mới làm như vậy.

Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.

Khi được mời đến dự tiệc, bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu khơng có người phục vụ ở bàn tiệc thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.

Tặng q là thơng lệ bình thường, có thể tặng hoa quả, bánh ngọt hay đồ uống có rượu, nhưng khơng được phép tặng đồng hồ vì “tặng đồng hồ” trong tiếng Trung Quốc cũng có nghĩa là “đi dự một đám tang”. Nếu được người Trung Quốc tặng quà thì khơng được mở gói q trước mặt người tặng.

Ở khách sạn

Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là bạn ở khách sạn nào.

Trang phục

Khi giao dịch kinh doanh phải mặc sang trọng: đối với nam giới thì comple sẫm màu và cravat, khơng nên mặc quần bị thắt cravat, càng khơng nên màu sắc lịe loẹt. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thơng thường là quần và áo vét sẫm màu.

Người Trung Hoa rất kỵ màu trắng vì vậy nếu khơng thật sự cần thiết thì khơng nên mặc đồ màu trắng và cũng khơng nên gói quà bằng giấy màu trắng vì người Trung Hoa coi màu trắng là sự tang thương, chia ly.

Không nên xoa đầu trẻ con và tối kỵ với người lớn vì theo người Hoa thì đầu là một nơi cực kỳ linh thiêng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề cần lưu ý khi giao tiếp với các đối tác người Anh pdf (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)