Lịch sử nợ quốc gia và khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin doc (Trang 47)

NGOÀI CỦA VIỆT NAM

2.4.1 Nợ nước ngoài

Trước năm 1990: Các khoản vay nợ này vay từ các nước xã hội chủ nghĩa. Việc

vay và trả nợ đều do nhà nước quản lý và được tiến hành ở dạng đổi hàng với giá cả

cố định theo thỏa thuận của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế năm

1957. Tất cả các khoản vay đều là nợ của Chính phủ được cung cấp trên cơ sở các

hiệp định và hiệp ước hữu nghị.

Đây là các khoản vay ưu đãi, có lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và kỳ hạn thường tương đối dài 20-30 năm. Ngoài ra, viện trợ không hoàn lại chiếm phần lớn

trong số vay đó. Các khoản vay đều được ghi là thu ngân sách Nhà nước và là nguồn vốn cơ bản dành cho đầu tư phát triển kinh tế và công cuộc bảo vệ an ninh

quốc gia. Ngoài ra chúng còn được sử dụng với mục đích vay tiêu dùng.

Việc quản lý và sử dụng nợ vay nước ngoài được tuân theo các quy định về phân bổ

ngân sách nhà nước cho các mục tiêu cụ thể. Một số cơ sở hạ tầng quan trọng được

Sau năm 1990: Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thồng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho Việt Nam mất đi nguồn cung cấp vốn từ các quốc gia này và việc trả

nợ cũng đã được đề cập đến trong giai đoạn này. Việc ký kết thành công Hiệp định

xử lý nợ giữa Việt Nam và Nga trong khuôn khổ Câu lạc bộ Paris vàn năm 2000 đã tạo chuyển biến tích cực trong hiện trạng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.

Sau cấm vận đối với Việt Nam được dỡ bỏ, một số nước phát triển đã khôi phục lại

quan hệ và bắt đầu cung cấp hỗ trợ tài chính cho Việt Nam. Tháng 10/1993, cộng đồng tái chính quốc tế đã khôi phục quan hệ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối

với Việt Nam. Ngoài các khoản vay của Chính phủ, khu vực doanh nghiệp cũng được hưởng lợi trong việc vay nước ngoài để phát triển.Cuối năm 2003, các thể chế

tài chính quốc tế và chính phủ nước ngoài đã cam kết khoảng 25 tỷ USD cho Việt

Nam. Trong đó, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 7 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản và nhóm Ngân hàng thế giới chiếm 70% tổng ODA. Vốn

ODA là vốn ưu đãi có điều kiện, như lãi suất thấp khoảng 0-2%/năm và nhiều dự án được tài trợ miễn lãi. Kỳ hạn thường từ 30-40 năm, trong đó 8-10 năm là ân hạn,

không phải trả gốc và lãi. Tuy nhiên Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ

thể do chủ nợ đặt ra, do hai bên thỏa thuận và các điều kiện này phần lớn phụ thuộc vào chính sách ODA và quy định của từng nước hay tổ chức quốc tế tài trợ.

Hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn vay nước ngoài chủ yếu của Chính phủ. Chính

phủ hiện đang đánh giá các nguồn tài trợ nước ngoài khác như phát hành trái phiếu

quốc tế. Đồng thới một số chủ nợ cũng đặt ra vấn đề tăng thu từ vay của họ đối với

các cấp chính quyền, qua đó cho phép Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn thông thường không ưu đãi.

Tại khối các doanh nghiệp: Từ năm 1998, theo quy định của Luật đầu tư nước

ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như các công ty liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể

tiếp cận vốn vay nước ngoài để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Cuối năm 2003, dư

nợ nước ngoài của các doanh nghiệp là 3,2 tỷ USD, trong đó các khoản vay trung và dài hạn chiếm 3 tỷ USD, còn lại là vay ngắn hạn. Các doanh nghiệp đầu tư nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài chiếm 71% tổng nợ trung và dài hạn, phần còn lại là các doanh nghiệp trong nước chiếm giữ. Hầu hết nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp nhà nước đều được

Chính phủ bảo lãnh.

Vay của các Chính phủ: Các khoản vay của các chính phủ thông qua các Hiệp định vay được ghi chép tại Phòng Song Phương và Đa Phương của Vụ tài chính đối

ngoại, bao gồm các khoản vay được Ngân hàng Nhà nước đàm phán với các thể chế đa phương. Hai phòng này cũng ghi chép các giao dịch vay lại với Quỹ Hỗ trợ phát

triển.

Bảng 9: Nợ nước ngoài của Việt Nam Giai đoạn từ năm 2002-2005

Đơn vị tính: triệu USD

2002 2003 2004 2005

Tổng nợ nước ngoài 12.345 13.535 15.390 16.924

Theo %GDP 35.2 34.2 33.9 32.0

Nợ công được bảo lãnh 9.887 11.001 12.397 13.809

Tính theo %GDP 28.2 27.8 27.3 26.1

Khu vực tư nhân 2.458 2.534 2.993 3.114

Tính theo %GDP 7.0 6.4 6.6 5.9

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)

Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng giảm dần từ năm 2002-2005. Cuối năm 2006, mức nợ này dừng ở mức 31% GDP với chỉ số thanh toán nợ là 5,5%. Đây là

tín hiệu đáng mừng cho thấy nợ Việt Nam vẫn còn năm trong tầm kiểm soát (tức là có

nguy cơ thấp) và càng đảm bảo hơn khi quỹ dự trữ quốc gia đạt ở mức 12 tuần nhập

khẩu.

Năm 2007 là năm lần đầu tiên Việt Nam thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO) và cũng là năm Việt Nam có mối quan hê thương mại bình thường

hóa với Hoa Kỳ thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn.

Khả năng chịu đựng nợ nước ngoài của Việt Nam

(Tính theo % của GDP, trừ khi có những biểu thị khác) Thực tế Dự đóan 200 4 200 5 200 6 200 7 200 8 200 9 201 0 201 1 201 6 202 6 Nợ nước ngòai(1) 33,9 32, 5 32, 6 32, 1 31, 5 31, 2 30, 9 30, 8 30, 6 26, 8

Thay đổi trong

nợ nước ngòai 0,2 - 1,4 0,1 -0,5 - 0,6 - 0,3 -0,3 -0,1 -0,2 -0,3 NPV của nợ nước ngòai (2) … 27, 4 27, 4 26, 7 25, 9 25, 5 25, 1 21, 0 20, 5 15, 8 NPV của chính phủ … 21, 7 22, 4 22, 2 21, 8 21, 5 21, 1 21, 0 20, 5 15, 5 Tốc độ tăng GDP thực 7,8 8,4 7,8 7,6 7,5 7,5 7,6 7,5 7,0, 7,0 GDP (tỷ USD) 45,4 52, 8 60, 4 67, 8 76, 2 85, 6 96, 1 105 ,2 162 ,2 389 ,1 “ Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế”

(1): Bao gồm cả thành phần nợ công và tư đối với nước ngòai

(2): Giả sử rằng NPV của thành phần nợ tư bằng với giá trị bên ngòai của nó

2.4.2 Nợ trong nước

Nợ trong nước bao gồm nợ từ trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư được phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành theo yêu cầu ngân sách hàng năm hoặc phát hành cho các dự án phát triển ưu tiên

do Chính phủ quy định.

Ngoài ra còn có nợ địa phương, các khoản nợ này được Vụ ngân sách Nhà nước phân

bổ và cho phép các chính quyền cấp tỉnh, thành phố được phép vay đến 30% ngân sách đầu tư cơ bản. Chủ yếu hiện nay của việc vay mượn này nhằm huy động vốn cho các

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ

3.1 XÂY DỰNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM RIÊNG CỦA VIỆT

NAM THEO CHUẨN QUỐC TẾ

Thị trường trái phiếu quốc tế không chỉ dành riêng cho Chính phủ các quốc gia mà đối

với các doanh nghiệp đủ tiềm lực thì đây cũng là một nguồn huy động vốn rất tốt. Tuy

hiện nay Việt Nam chỉ mới phát hành được trái phiếu quốc tế của Chính phủ nhưng về

lâu về dài thì mục tiêu của chúng ta là giúp các doanh nghiệp tự mình phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, cái khó mà các doanh nghiệp gặp phải là quốc tế biết quá ít về các doanh nghiệp Việt Nam và công tác thống kê của Việt Nam

hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến những thông tin sai lệch. Khi các nhà đầu tư cân

nhắc có nên đầu tư vào một công ty nào đó thì họ thường tham khảo thêm các thông tin của các công ty xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới. Nhiệm vụ của các công ty

này là thu thập, phân tích và làm rõ các chỉ số cũng như tình hình kinh doanh của các công ty để từ đó làm căn cứ xếp hạng tín nhiệm công ty theo các tiêu chí của mình.

Nếu một công ty có được một mức xếp hạng tín nhiệm cao thì họ sẽ gặp rất nhiều

thuận lợi khi phát hành trái phiếu như: nhận được sự quan tâm tin tưởng của các nhà

đầu tư cho nên mức lãi suất mà họ phải trả cho việc huy động vốn cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, với một mức xếp hạng thấp hoặc bị các tổ chức xếp hạng đánh giá là “ không có khả năng trả nợ” thì con đường phát hành trái phiếu đã trở nên chông gai hơn

rất nhiều.

Tuy nhiên, chi phí cho việc mời một công ty về đánh giá xếp hạng tín nhiệm không hề

rẻ chút nào và việc các công ty xếp hạng đều là công ty nước ngoài sẽ khiến họ mất

nhiều thời gian để tìm hiểu và nắm rõ các quy luật trong nền kinh tế Việt Nam. Theo

tình hình hiện tại do hệ thống pháp lý của Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện,

các công bố thông báo chưa được công khai hoàn toàn, số liệu chưa đồng bộ nên việc

xếp hạng sẽ gặp khó khăn có thể dẫn đến mức xếp hạng tín nhiệm thấp gây bất lợi cho

trái phiếu quốc tế về giá và lãi suất khi phát hành. Nên chăng tự thân các doanh nghiệp

Việt Nam sẽ cùng nhau thành lập một Trung tâm xếp hạng tín nhiệm riêng dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ là một đơn vị ngoài quốc doanh, chuyên thu thập các dữ liệu, thông tin về thị trường cũng như

các doanh nghiệp. Ưu điểm của trung tâm này là đây là một đơn vị độc lập, không chịu

sự chi phối của Nhà nước hay tư nhân và hoạt động dựa trên nguyên tắc công khai,

minh bạch và nắm rõ thị trường Việt Nam. Họ là nơi thống kê, phân tích và tổng hợp

các số liệu đó và sẽ bán lại cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, dựa vào các tiêu chí mà các công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới thường áp dụng, các công ty này cũng sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng một danh mục xếp hạng tín nhiệm các công ty. Danh mục này sẽ rất cần thiết

cho bản thân các công ty để họ có thể điều chỉnh, khắc phục những khó khăn, sai sót để được nâng mức xếp hạng. Đối với các nhà đầu tư, danh mục này sẽ là một nguồn thông

tin hữu ích cho họ trước khi bỏ tiền đầu tư.

3.2 LỰA CHỌN NHỮNG TỔ CHỨC TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁT HÀNH TRÁI

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các tổ chức, ngân hàng nhận bảo lãnh phát hành trái phiếu. Việc lựa chọn tổ chức nào là phù hợp, chuyên nghiệp và có chi phí hợp lý là rất

quan trọng. Điều đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí rất

nhiều.Do đó, để có thể phát hành trái phiếu ra nước ngòai thành công chúng ta cần chú

trọng đến vai trò của các tổ chức tư vấn này trong việc đưa ra những nhận định, những

lời khuyên bổ ích.Trên cơ sở đó chúng ta tiến hành lựa chọn những tổ chức bảo lãnh phát hành phù hợp nhất với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.3 LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG PHÁT HÀNH PHÙ HỢP

Hiện nay chúng ta có nhiều lựa chọn cho thị trường phát hành như thị trường châu Á,

châu Âu và châu Mỹ. Mỗi thị trường lại có những đặc điểm riêng của mình với những ưu, khuyết khác nhau.Tuy nhiên thị trường trái phiếu châu Âu hiện nay đang chiếm ưu

thế à dành được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư lẫn các tổ chức phát hành do có

đặc ưu việt của nó.Trái phiếu châu Âu chiếm hơn 80% của thị trường chứng khoán

quốc tế. Hai lý do chính cho việc này xuất phát từ thực trạng là đồng đôla Mỹ là đồng

tiền được tìm kiếm nhiều nhất trong tài chính trái phiếu quốc tế.

- Thứ nhất, trái phiếu châu Âu có thể được mang ra thị trường nhanh hơn hơn trái

phiếu nước Mỹ bởi vì chúng không phải được cung cấp cho các nhà đầu tư Mỹ và do đó không phái tuân thủ các điểu kiện đăng ký khắt khe của Ủy ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Mỹ.

- Thứ hai, trái phiếu châu Âu là những trái phiếu vô danh điển hỉnh cung cấp sự

vô danh cho các trái chủ và do vậy cho phép họ tránh bị đánh thuế lên lãi suất

nhận được. Nhờ có đặc tính này mà các nhà đầu tư thường sẵn lòng chấp nhận

một suất lợi tức của trái phiếu châu Âu thấp hơn khi so sánh với trái phiếu nước

Mỹ ở những điều khoản có thể so sánh được, ở những điểm quyền sở hữu được

ghi nhận. Đối với tổ chức phát hành trái phiếu thì suất lợi tức thấp hơn nghĩa là chi phí cho khoản nợ cũng thấp hơn.

Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu tiên phát hành trái phiếu quốc tế thì nên phát hành tại thị trường châu Á. Thị trường này tuy còn non trẻ nhưng có tốc độ

phát triển rất nhanh và có ưu thế là không yêu cầu có phải xếp hạng mức tín nhiệm. Đây chính là ưu điểm vì đã giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thuê công ty định mức

xếp hạng tín nhiệm cho mình. Các nhà đầu tư châu Á cũng tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến trái phiếu quốc tế của Việt Nam, bằng chứng là trong đợt phát hành trái phiếu quốc

tế của chính phủ Việt Nam năm 2005 các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38% tổng số lượng phát hành.

Trong giai đoạn hiện nay và tương lai gần, chính phủ không nên tiếp tục bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế nữa vì các lý do sau:

- Cần phải xem lại hiệu quả của đợt phát hành đẩu tiên vay 750 triêu USD cho Vinashin và xây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Tránh trường hợp phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành liên tục mà không có kế hoạch trả nợ hiệu quã sẽ làm giảm giá trái phiếu

mà mức lãi suất phải chi trả lại cao hơn.

- Việc phát hành trái phiếu quốc tế có sự bảo lãnh sẽ tạo tiền lệ không tốt cho các

doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư, dễ dẫn đến nhận các doanh nghiệp Việt Nam

yếu kém, không có khả năng trả nợ nên không thể tự mình phát hành trái phiếu.

Về phía các nhà đầu tư, sẽ rất dễ tạo tâm lý e dè, nghi ngại khi mua những đợt

trái phiếu không có bảo lãnh vì sợ rủi ro. Còn về phía các doanh nghiệp lại dễ

nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bảo lãnh của chính phủ từ đó dẫn đến

việc sử dụng vốn vay không hiệu quả.

3.4 LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN PHÁT HÀNH HIỆU QUẢ

Đôla Mỹ tỏ ra là một lựa chọn hợp lý vì từ trước đến nay người Việt Nam có thói quen

giới thì do sự ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ nên đồng đôla Mỹ cũng rất thông dụng

trên thị trường mua bán trái phiếu. Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, hiện tại nền kinh

tế Mỹ đang sụt giảm và đồng đôla Mỹ đang bị mất giá bất chấp những nỗ lực của chính

phủ Mỹ. Trước tình cảnh đó, nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng một ngoại tệ khác

thay thế để dùng trong trao đổi buôn bán như Euro, bảng Anh… Bên cạnh đó, việc lựa

chọn phát hành trái phiếu quốc tế bằng một ngoại tệ khách đôla Mỹ cũng giúp chúng ta đa dạng hóa danh mục ngoại tệ mà mình đang nắm giữ nhằn phân tán rủi ro trong

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin doc (Trang 47)