Nguồn lực tài chính trong nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin doc (Trang 31)

Vốn nhà nước: bao gồm ngân sách, vốn tín dụng (không bao gồm vốn ODA), vốn

doanh nghiệp nhà nước và vốn huy động khác. Trong cơ cấu toàn xã hội, vốn đầu tư

của khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần từ 56,3% trong năm 2002, sang 54,0%

trong năm 2003, 53,6% trong năm 2004, 52,2% năm 2005 và chỉ cỏn 50,1% trong năm 2006 nhưng đến nay đây vẫn là nguồn lự chủ yếu của xã hội.

Vốn ngoài nhà nước: Chủ yếu là nguồn tích lũy vốn từ các doanh nghiệp tư nhân và

của dân cư. Nguồn vốn đầu tư của khu vực này ngày càng phát triển với mức đóng góp

là 33,6%, chiếm trên 1/3 trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2006. Đây là nguồn vốn ngày càng thể hiện vai trò to lớn của mình và trong tương lai có thể thay thế

dần vị trí của đầu tư nhà nước trong các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh. Các doanh

nghiệp tư nhân trong nước ngoài khả năng thỏa mãn nhu cầu dịch vụ, hàng hóa trong

nước và bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp tìm hướng mở rộng đầu tư ra khu vực quốc

tế nhằm tận dụng các ưu thế của quy chế WTO. Việc ăn nên làm ra của các doanh

nghiệp làm cho đời sống người dân được nâng lên, bắt đầu tích lũy cho mình và bản

thân các doanh nghiệp cũng bắt đầu có vốn tích lũy để mở rộng đầu tư kinh doanh. Giai đọan 2001-2005 nguồn tiết kiệm trong nước đã liên tục đạt mức cao chiếm từ

khoảng 28%-30% của GDP. Việc tăng tỷ lệ tiết kiệm trong nước cũng là động lực về tài chính để mở rộng tái đầu tư sản xuất kinh daonh và là bước đệm cho việc phát triển

kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin doc (Trang 31)