Tại sao Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam Vinashin lạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin doc (Trang 41)

ưu tiên vay vốn trái phiếu quốc tế?

Theo như quyết định số 36/2006/QĐ-BTC/07.07.2006 thì nguồn vốn trái phiếu được ưu tiên cho các dự án đầu tư, các phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục

tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam. Vinashin phải

sử dụng nguồn vốn này hiệu quả và không dùng nó để giải quyết các hậu quả, thiệt hại

do chính Vinashin gây ra.

Ngày 03/11/2005, theo đề án phát hành trái phiếu đã được chính phủ thông qua, Bộ tái

chính và Tồng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (Vinashin) đã ký kết một hợp đồng, theo đó Vinashin sẽ được phép vay lại toàn bộ 750 triệu USD có được từ đợt

phát hành trái phiếu quốc tế. Lãi suất cho vay lại là 6,875%/năm và tiền lãi sẽ được

thanh toán 6 tháng một lần vào các ngày 15 tháng 01 và 15 tháng 07 hằng năm. Thời

hạn cho vay lại bằng thời hạn trái phiếu phát hành, nghĩa là sẽ đáo hạn vào năm 2016. Sau đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) và Vinashin cũng đã ký thỏa thuận khung về hợp tác quản lý nguồn vốn này. Bên cạnh đó thì Bộ Tài Chính phải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng nguồn vốn này.

2.3.5 Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam

(Vinashin)

Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất

của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ

và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ

 Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI- VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào việc sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT.

 Các đơn vị thành viên VINASHIN nằm trên khắp đất nước, trải dài từ Bắc vào Nam.

 Để xúc tiến mở rộng thị trường VINASHIN hiện có cơ quan đại diện ở các nước Đức, Hà lan, Ban lan, Úc, I rắc và Mỹ.

 VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2000T, tàu hút bùn 1500m3/h xuất khẩu cho I rắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc

Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3500T, tàu chở khí hoá lỏng 2500T, tàu hàng khô 6500DWT, ụ nổi 8500T và các tàu tuần

tra cho Hải quan ...

 Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được

các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp

các nhà máy hiện có để khởi công trong 2002 đóng các tàu lớn hơn như tàu

hàng 12000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13,500DWT, tàu chở dầu thô

100.000T, tàu Container 1016TEU và tàu hút bùn 1500m3/h.

2.3.6 Vinashin đã sử dụng vốn vay như thế nào?

Số tiền 750 triệu USD được Vinashin phân bổ cho 180 dự án thuộc đề án phát triển giai đoạn 2006-2010 và để án này đã được Chính phũ phê duyệt. 50% số tiền của dự án là để nâng cấp, mở rộng, đầu tư mới các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, 30% dành cho các dự án nội địa hóa sản phẩm công nghiệp tàu thủy, 20% còn lại cho các dự án

phát triển đội tàu, gồm tàu chở container, tàu hàng rời, tàu hàng tổng hợp, tàu chở dầu

thô…

Theo Vinashin đến 30/04/2007, số tiền đã giải ngân cho các dự án là 462 triệu USD, trong đó số tiền đã thu hối từ các nguồn vốn khấu hao cơ bản của các dự án đã đi vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động là trên 650 tỷ đồng. Với số tiền này, Vinashin đầu tư vào các dự án đang

cần vốn. Riêng số tiền chờ giải ngân cho các dự án khác được giao cho Công ty Tài chính Vinashin quản lý, chủ yếu sử dụng để cho các đơn vị thành viên vay vốn lưu động phục vụ sản xuất, số còn lại gửi tại các ngân hàng.

Các dự án đầu tư của Vinashin:

1.GIAI ĐOẠN I ( đến 2002 ): Củng cố và nâng cấp các cơ sở đóng mới và sửa chữa

tàu biển hiện có: để sửa chữa, đóng mới tàu biển có trọng tải lớn đến 12000 DWT.

Liên doanh sửa tàu đến 400000DWT

2. GIAI ĐOẠN II ( từ 2002 đến 2005 ): hoàn thiện và mở rộng cạnh tranh

Hoàn thiện công nghệ đóng mới tàu biển có trọng tải lớn đến 50000DWT và đóng tàu đến 100000 DWT, sửa chữa tàu và hệ thống giàn khoan biển có trọng tải đến

400000DWT (Nhà máy liên doanh Huyndai-Vinashin)

Xây dựng mới các nhà máy đóng tàu

 Phía Bắc xây dựng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đóng và sửa chữa

tàu đến 50000DWT.

 Bắc miền Trung xây dựng Nhà máy đóng tàu đến 10000DWT (Nghi Sơn

Thanh Hoá).

 Nam miền Trung xây dựng nhà máy liên hiệp CNTT Dung Quất, đóng và sửa

chữa tàu đến 100000DWT, chế tạo thép đóng tàu (Quảng Ngãi)…

 Phía Nam xây dựng nhà máy đóng tàu Long Sơn, Nhơn Trạch Đồng Nai đóng

tàu và sửa chữa tàu đến 50000DWT.

Các nhà máy vệ tinh

Xây dựng nhà máy vật liệu hàn Nam Triệu.

Chế tạo thép đóng tàu, lắp ráp động cơ thuỷ có công suất đến 6000 HP , sản xuất

 Xây dựng Nhà máy cán nóng thép tấm đóng tàu Cái Lân (Quảng Ninh): Cán

nóng thép tấm có chiều dày 5 đến 50mm cùng với Nhà máy phát điện

60MW.

 Khu công nghiệp An Hồng, An Hải, Hải Phòng với các nhà máy: + Nhà máy lắp ráp động cơ diezel 2 kỳ công suất từ 4000 đến 6000HP;

+ Nhà máy lắp ráp động cơ diezel 4 kỳ công suất từ 300 đến 3000HP;

+ Nhà máy xích neo tàu thuỷ, thiết bị điện, trang trí nội thất, chế tạo

container.v.v

Nâng cấp và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và đào

tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nâng cấp viện KHCNTT thành phòng thí nghiêm Quốc gia (Hà Nội): Đầu tư

chiều sâu bể thử mô hình và đầu tư trung tâm thiết kế công nghiệp và tạo

mẫu;

 Xây dựng trung tâm điều hành sản xuất thương mại kỹ thuật cao CNTT (Hà Nội);

 Xây dựng trường đào tạo kỹ thuật CNTT ở TP HCM, Hải Phòng và Quảng

Ninh.

 Đầu tư xây dựng, kinh doanh các khu du lịch, nhà nghỉ ;  Xây dựng nhà nghỉ tại khu du lịch Cát Bà - Hải Phòng;

 Xây dựng nhà nghỉ tại khu du lịch hồ Sông Giá;  Xây dựng nhà nghỉ tại khu du lịch đảo Tuần Châu;  Xây dựng khu điều dưỡng Xuân Thành;

 Xây dựng nhà nghỉ chuyên gia và du lịch Bà Ná - Đà Nẵng.

3. GIAI ĐOẠN III ( từ nǎm 2006 - 2010 ): Hoàn thành việc xây dựng các nhà máy mới, hiện đại hoá và hội nhập. Đầu tư hoàn chỉnh công nghệ, thiêt bị đóng và sửa

chữa tàu lên mức hiện đại trong khu vực, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong ngành lên

60 đến 70 %.

 Mục tiêu đến 2010: Đóng mới tàu đến 100000DWT, sửa chữa tàu đến

400000DWT, chế tạo và lắp ráp được các thiết bị vật tư cho ngành Công

nghệ thông tin.

 Tổng công ty cần tìm đối tác nước ngoài là những tập đoàn, công ty của các nước có kỹ thuật đóng tàu cao để thiết lập các dự án liên doanh xây dựng các nhà máy đóng tàu với công nghệ tiên tiến.

Trong năm, giá trị tổng sản lượng của Vinashin đạt trên 17.500 tỷ đồng, tăng hơn

59% so với năm 2005. Riêng doanh thu đạt gần 11.500 tỷ đồng, vượt 2,88% so với

kế hoạch năm và tăng 44,10% so với năm 2005. Ngoài ra Vinashin còn ký được

nhiều hợp đồng xuất khẩu với tổng giá trị đạt gần 5 tỷ USD cho các chủ tàu từ các nước Ba Lan, Israel, Nhật Bản, Đức… là những nước có nền công nghiệp đóng tàu mạnh trên thế giới.

Với tham vọng trở thành tập đoàn đóng táu lớn ngang tầm khu vực và thế giới,

Vinashin quyết tâm mở rộng phát triển đầu tư. Điều đó là tốt nhưng cũng cần xem

lại khả năng quản lý, vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm, uy tín. Thực tế thì Vinashin chỉ có một lợi thế duy nhất là về giá nhân công rẻ đối với những ngành sản

xuất thâm dụng lao động, thế nhưng với tình hình lạm phát căng thẳng như hiện nay

và giá cả nhân công tăng từng ngày thì lợi thế trên cũng đang mất đi. Nếu tính theo

các dự án đặt ra thì hiện tại nhu cầu về vốn của Vinashin là rất lớn và công ty hiện đang thiếu rất nhiều vốn. Do vậy, Vinashin quyết định tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu trong nước và vay thêm vốn từ nước ngoài. Ngày 07/05/2007, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã chính thức công bố phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với tổng giá trị đạt mức kỷ lục 3.000 tỷ đồng

Việt Nam cho kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm. Các nhà đầu tư mua trái phiếu lần này đa số vẫn là các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các ngân hàng, các công ty bảo hiểm… Thêm vào đó, gần đây Vinashin lại được ngân hàng Thụy Sỹ cho vay

600 triệu USD. Nhưng dù là phát hành trái phiếu ở trong hay ngoài nước thì chúng ta vẫn cần phải lưu ý là tất cả chúng đều là những khoản nợ phải trả.

Mặc dù theo thông tin mà Vinashin cung cấp thì họ đã ký được những hợp đồng trị giá lên đến cả tỷ USD, nhưng đó chỉ là xét về mặt doanh thu, còn lợi nhuận đạt được

sau những hợp đồng đó thì không thể biết được. Ngay cả khi truy cập vào website chính thức của Vinashin thì vẫn không thể tìm thấy những thông tin về tình hình tài chính của công ty lúc này. “Trong thực tế thì điều mâu thuẫn là: bất chấp các thông tin liên tục về việc Vinashin nhận được hợp đồng hợp đồng nọ, tỷ suất lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trước thuế chỉ là 0,42% và số tiền còn thiếu ngân sách nhà nước gần 70 tỷ đồng”

(Bài “Doanh nghiệp nhà nước: Không thể giữ bí mật tài chính mãi được” của GS- TS Trần Ngọc Thơ đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 15/10/2006).

Thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn đọng:

- Nếu nhìn một cách tổng quát thì các dự án đầu tư của Vinashin đều rất lớn,

nhiều hạng mục và dàn trải khắp từ Bắc chí Nam đòi hỏi một lượng vốn cực

lớn. Liệu 750 triệu USD có đủ thỏa mãn? Chưa kể đến việc đầu tư dàn trải như vậy sẽ dẫn đến lỏng lẻo trong công tác quản lý, làm giảm sút hiệu quả

kinh doanh (đọc bài “Xuôi Bắc Nam cùng tàu Hoa Sen trên báo Tuổi Trẻ ra

ngày 05/05/2008).

- Theo Vinashin thì đến năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đóng tàu mạnh trong khu vực và thế giới với tỷ lệ nộti địa hóa lên đến 60%. Trong khi đó châu Á hiện nay đang hội tụ ba “đại gia” trong ngành đóng tàu là Hàn

Quốc (chiếm 34% thị phần của thế giới), Trung Quốc (chiếm 22% thị phần

thế giới) và Nhật Bản (chiếm 21% thị phần). Hàn Quốc hiện nay đang được xem là cường quốc đứng đầu về công nghiệp đóng tàu. Họ đã có thâm niên

40 năm trong hoạt động này và hiện nay công nghiệp đóng tàu là một ngành kinh tế quan trọng đem về nguồn thu không nhỏ cho nước này. Chỉ riêng tập đoàn Hyundai cứ sau 3 đến 4 ngày sản xuất lại cho hạ thủy một con tàu. Tất

nhiên cả ba cường quốc trên không hề muốn dừng sự phát triển của họ tại đây

cũng như tất cả đều đặt mục tiêu mở rộng thị phần của mình. Với một môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, thì liệu Vinashin có đủ sức chen chân?

- Và liệu có phải do uy tín hay thương hiệu của Vinashin quá lớn mà những đợt phát hành trái phiếu của họ đều thành công hay thực tế là nhờ họ có được

sự quan tâm, bảo trợ từ phía Nhà Nước? Liệu các nhà đều tư có mua trái

phiếu của họ không nếu chỉ có một mình Vinashin đứng ra phát hành hoặc

không phải Vinashin mà là một công ty khác. Đã đến lúc Vinashin đứng trên

“đôi chân” của mình.

- Một vấn đề muôn thuở là công tác quản lý và vấn đề nhân sự. Nếu việc quản

lý nhân sự không tốt, đặc biệt là các nhân vật cấp cao, chủ chốt trong bộ máy

quản lý thì thật khó lòng đưa công ty đi lên (đọc bài “Bắt tạm giam Phó giám

đốc Công ty Cổ phần Xây Dựng Vinashin” trên báo Tuổi Trẻ ngày

10/05/2008), chưa kể đến những sai phạm mà họ gây ra sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và uy tín của công ty.

2.4 LỊCH SỬ NỢ QUỐC GIA VÀ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG NỢ NƯỚC

NGOÀI CỦA VIỆT NAM

2.4.1 Nợ nước ngoài

Trước năm 1990: Các khoản vay nợ này vay từ các nước xã hội chủ nghĩa. Việc

vay và trả nợ đều do nhà nước quản lý và được tiến hành ở dạng đổi hàng với giá cả

cố định theo thỏa thuận của các nước thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1957. Tất cả các khoản vay đều là nợ của Chính phủ được cung cấp trên cơ sở các

hiệp định và hiệp ước hữu nghị.

Đây là các khoản vay ưu đãi, có lãi suất thấp hoặc không có lãi suất và kỳ hạn thường tương đối dài 20-30 năm. Ngoài ra, viện trợ không hoàn lại chiếm phần lớn

trong số vay đó. Các khoản vay đều được ghi là thu ngân sách Nhà nước và là nguồn vốn cơ bản dành cho đầu tư phát triển kinh tế và công cuộc bảo vệ an ninh

quốc gia. Ngoài ra chúng còn được sử dụng với mục đích vay tiêu dùng.

Việc quản lý và sử dụng nợ vay nước ngoài được tuân theo các quy định về phân bổ

ngân sách nhà nước cho các mục tiêu cụ thể. Một số cơ sở hạ tầng quan trọng được

Sau năm 1990: Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thồng các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã làm cho Việt Nam mất đi nguồn cung cấp vốn từ các quốc gia này và việc trả

nợ cũng đã được đề cập đến trong giai đoạn này. Việc ký kết thành công Hiệp định

xử lý nợ giữa Việt Nam và Nga trong khuôn khổ Câu lạc bộ Paris vàn năm 2000 đã tạo chuyển biến tích cực trong hiện trạng vay nợ nước ngoài của Việt Nam.

Sau cấm vận đối với Việt Nam được dỡ bỏ, một số nước phát triển đã khôi phục lại

quan hệ và bắt đầu cung cấp hỗ trợ tài chính cho Việt Nam. Tháng 10/1993, cộng đồng tái chính quốc tế đã khôi phục quan hệ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối

với Việt Nam. Ngoài các khoản vay của Chính phủ, khu vực doanh nghiệp cũng được hưởng lợi trong việc vay nước ngoài để phát triển.Cuối năm 2003, các thể chế

tài chính quốc tế và chính phủ nước ngoài đã cam kết khoảng 25 tỷ USD cho Việt

Nam. Trong đó, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là 7 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản và nhóm Ngân hàng thế giới chiếm 70% tổng ODA. Vốn

ODA là vốn ưu đãi có điều kiện, như lãi suất thấp khoảng 0-2%/năm và nhiều dự án được tài trợ miễn lãi. Kỳ hạn thường từ 30-40 năm, trong đó 8-10 năm là ân hạn,

không phải trả gốc và lãi. Tuy nhiên Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ

thể do chủ nợ đặt ra, do hai bên thỏa thuận và các điều kiện này phần lớn phụ thuộc vào chính sách ODA và quy định của từng nước hay tổ chức quốc tế tài trợ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Nghiên cứu cuộc phát hành trái phiếu ra quốc tế của Vinashin doc (Trang 41)