Triển khai giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi” pdf (Trang 43 - 107)

o Đối với những loại cổ phiếu niêm yết:

Hiện nay, do chúng ta đang áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát dẫn đến khan hiếm tiền đồng. Điều này gây khĩ khăn cho nhà ĐTNN khi đầu tư vào chứng khốn VN trong việc chuyển đổi từ đồng ngoại tệ sang VND. Như vậy, để hạn chế việc chuyển đổi tiền đồng và tạo thuận tiện hơn cho nhà ĐTNN khi đầu tư gián tiếp vào VN, chúng tơi đề nghị tiến hành triển khai kế hoạch cho phép mua bán cổ phiếu bằng ngoại tệ. Đây là những loại cổ phiếu định danh bằng VND nhưng giao dịch và chi trả cổ tức bằng ngoại tệ.

Việc cho phép giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ giúp giảm nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ trên thị trường, giảm áp lực lên tỷ giá hối đối và quan trọng hơn là giảm nguồn cung nội tệ trên thị trường ngăn chặn lạm phát tăng cao.

o Đối với những loại cổ phiếu khơng niêm yết:

Chỉ những doanh nghiệp cĩ dự án đầu tư ra nước ngoài hoặc những doanh nghiệp nhập khẩu, tức là cĩ các khoản chi bằng ngoại tệ thì mới cĩ thể tham gia thu hút vốn gián tiếp của nhà ĐTNN bằng ngoại tệ. Điều này nhằm đảm bảo lượng ngoại tệ đưa vào thị trường cĩ thể được tiêu thụ bởi những kênh đầu tư khác. Đồng thời, quy định này cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài. Những doanh nghiệp cơng bố những dự án đầu tư ra nước ngoài vì vậy sẽ cĩ lợi thế trong việc thu hút vốn gián tiếp của nhà ĐTNN vì khơng những họ thể hiện khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, mà cịn tạo sự thuận tiện cho nhà đầu tư khi rĩt vốn vào doanh nghiệp.

3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC

3.1.Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài

Sau đây là thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua:

HÌNH 4.1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2007

ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGỒI Ở VN TỪ 1991-2007

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 91 92 93 94 98 99 2000 01 02 03 04 05 06 07 - 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000 700,000,000 800,000,000 900,000,000 1,000,000,000 Số dự án Tổng vốn đầu tư

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư)

HÌNH 4.2: Đầu tư ra nước ngoài theo quốc gia ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2007

ĐTRNN PHÂN THEO NƯỚC Ở VN 1991-2007

Lào 53%

Liên bang Nga 4% Hoa Kỳ 3% Campuchia 4% Singapore 1% Khác 35%

HÌNH 4.3: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2007 ĐTRNN PHÂN THEO NGÀNH Ở VN 1991-2007 Dịch vụ 11% Cơng nghiệp 75% Nơng nghiệp 14%

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư)

Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam cĩ 265 dự án ĐTRNN cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mơ vốn đầu tư bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mơ vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuơn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động ĐTRNN.

Để tiếp tục duy trì dịng vốn FPI vào TTCK mà khơng sợ ảnh hưởng của dịng ngoại tệ vào nhiều tạo sức ép lên lạm phát, chúng ta cĩ thể tham khảo nhiều giải pháp, một trong số đĩ là đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

Hàm ý của kế hoạch này nằm ở chỗ thị trường tài chính vẫn hấp thụ tốt dịng vốn nước ngồi mà khơng làm tăng thêm lượng cung tiền trong lưu thơng. Với kế hoạch này, NHNN cĩ thể tăng lượng cung tiền đồng để mua vào hết lượng đơla trổi nổi, mặt khác cam kết bán lại lượng đơla này cho các cơng ty hoặc các quỹ đầu tư đang cĩ kế hoạch vươn ra nước ngoài.

Đây là một trong những bài học Việt Nam cĩ thể tiếp thu từ Trung Quốc. Trong thời gian vừa qua, dịng vốn quốc tế đổ vào Trung Quốc khá lớn. Và các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã hấp thụ hoàn tồn và tiến hành mua lại hoặc làm cổ đơng lớn của khơng ít tập đoàn lớn trên thế giới. Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc tỏ ra cởi mở hơn và ủng hộ hơn với quyết định mở rộng ra nước ngoài của nhiều tập đoàn, gần đây nhất là vụ mua bán, sáp nhập các tập đoàn cĩ tiếng tại thung lũng Silicon. Đây cĩ thể nĩi là một trong những yếu tố giúp Trung Quốc giảm đi sức ép đối với lượng ngoại tệ khổng lồ đang chảy vào Trung Quốc.

Nếu cĩ những dự án đầu tư ra nước ngoài với quy mơ lớn tương xứng với quy mơ của dịng vốn vào, tổng cung tiền vẫn khơng thay đổi sau kế hoạch này. Do vậy, NHNN phải nắm được nhu cầu ngoại tệ để ĐTRNN của các doanh nghiệp cũng như khả năng thu hồi lại lượng tiền đã bán đi này để cĩ thể lập kế hoạch thu USD trên thị trường nhằm thực thi những chính sách kinh tế vĩ mơ khi cần thiết hoặc nhằm gia tăng dự trữ ngoại hối và ngăn chặn hiện tượng đơla hĩa thị trường.

 Tĩm lại, với kế hoạch này, lượng đơla trơi nổi từ dịng vốn nước ngoài sẽ được hấp thụ bằng chính các cơng ty trong nước hiện đang cĩ kế hoạch đầu tư ra nước ngoài. Với sự gia tăng mạnh mẽ của ĐTRNN trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi VN gia nhập WTO, cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, kế hoạch này hồn tồn cĩ thể thực hiện được.

3.2.Tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)

M&A là việc cơng ty này mua phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của cơng ty khác, hoặc hai cơng ty gộp chung cổ phần để trở thành một cơng ty lớn.

3.2.1. Lợi ích của M&A

 Thứ nhất, nhà đầu tư cĩ thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất thơng qua các giá trị sẵn cĩ của cơng ty bị mua bán, sáp nhập.

 Thứ hai, M&A với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế, tập trung nguồn lực sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo ra nguồn lực lớn hơn, qua đĩ cạnh tranh được với các đối thủ, đồng thời giảm bớt sự gia nhập thị trường của nhà đầu tư. Bên cạnh đĩ, việc đầu tư thơng qua M&A sẽ giảm thiểu rủi ro.

 Thứ ba, với tư cách là chủ đầu tư, việc đầu tư bằng hình thức M&A sẽ làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp mới ở Việt Nam bằng thương hiệu, uy tín, chất lượng, cơng nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản trị.

3.2.2. Nhược điểm của M&A:

 Thứ nhất, thẩm định giá trị và hồ sơ pháp lý khơng phải là việc dễ đối với các doanh nghiệp trong nước, tính minh bạch chưa cao dễ dẫn đến việc xác định sai về mặt giá trị, rủi ro pháp lý cĩ thể xảy ra.

 Thứ hai, do là nhà ĐTNN nên sự am hiểu về văn hố, phong tục, thị trường, pháp luật Việt Nam chưa cao, do đĩ nhiều vấn đề cĩ thể phát sinh trong và sau quá trình M&A. Tuy nhiên, những nhược điểm này sẽ được khắc phục nhanh chĩng khi Việt Nam cam kết hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hành lang pháp lý hồn thiện, cơ chế thơng tin minh bạch.

3.2.3. Thực trạng M&A ở Việt Nam

Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cĩ mối quan hệ biện chứng. Việc “hút” được lượng FPI nhiều hay ít phụ thuộc khơng nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A, và ngược lại, thị trường M&A là “bà đỡ” cho FPI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường; việc “hút” FPI khơng thể tách rời việc xây dựng, phát triển thị trường M&A.

Tại Việt Nam, giao dịch M&A cịn khá mới mẻ, số vụ và giá trị giao dịch M&A đạt thấp, kể từ năm 2000 trở lại đây chỉ đạt trung bình 20 vụ/năm với giá trị khoảng 250 triệu USD/năm, trong đĩ lượng FPI qua hình thức M&A chưa được thống kê chính thức nhưng khả năng sẽ là rất nhỏ.

Cĩ một tín hiệu đáng mừng là trong thời gian vừa qua, thị trường M&A đã phát triển nhanh chĩng, nếu như năm 2005 cĩ 18 vụ với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006 cĩ 32 vụ với tổng giá trị là 245 triệu USD, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã cĩ 46 vụ M&A, đạt giá trị 625 triệu USD, trong đĩ 30 vụ cĩ yếu tố nước ngoài (các cơng ty nước ngoài mua bán, sáp nhập chủ yếu đến từ các nước châu Á với 22 vụ). Các vụ mua bán, sáp nhập diễn ra đối với DN trong nhiều lĩnh vực từ tài chính ngân hàng, sản xuất cơng nghiệp cho đến thực phẩm, giải khát...

- Daii-chi & Bảo Minh CMG. - HSBC & Techcombank. - Quỹ Jaccar & HAGL.

- Manulife & Chinfon. - Bankinvest & AAA. - Vinacapital & DHG. - Luks & Lâm Viên. - Campina & Vinamilk. - Vinamilk & Sài Gịn milk. - BNP & OCB.

- ANZ & SSI.

- Dragon Capital & REE. - Jaccar & Ever Fortune. - DVSC & Transeco.

- Indochina Capital & Mai Linh. - CTCP Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai & Cheerfield Rama.

- Anco & nhà máy sữa của Nestle. - ...

Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường M&A của Việt Nam đĩ là hoạt động M&A cĩ xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính chứng khốn khi hàng loạt các ngân hàng và các cơng ty chứng khốn mở ra và nhiều cơng ty hoạt động với lợi nhuận khơng đủ bù đắp chi phí. Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết về mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, những hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính là một điều tất yếu.

Như vậy, cĩ thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động cực kỳ tiềm năng trong những năm tới về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Nhận định này cũng phù hợp với đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Cơng Thương), theo đĩ, hoạt động mua bán doanh nghiệp (M&A) thậm chí sẽ tăng trưởng với tốc độ 30- 40%/năm.

Theo dự báo của các chuyên gia, trong những năm tới, sự phát triển của thị trường M&A Việt Nam là một tất yếu và hứa hẹn thu hút thêm luồng vốn FPI từ các nước trong và ngồi khu vực cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cùng với sự phát triển của thị trường M&A trong nước, việc các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức mạnh để cĩ thể thâu tĩm các doanh nghiệp nước ngoài cũng gĩp phần giúp tiêu thụ tốt lượng ngoại tệ chảy vào ồ ạt, giúp ngăn chặn lạm phát và làm giảm áp lực lên tỷ giá. Đây là điều Chính phủ Việt Nam cần lưu tâm và đẩy mạnh hoạt động.

3.2.4. Các giải pháp để phát triển thị trường M&A ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp là động lực để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang và chiều rộng, và đương nhiên khi đĩ sẽ cĩ doanh nghiệp tồn tại, phát triển, sẽ cĩ doanh nghiệp phá sản, bị thơn tính. Điều đĩ tất yếu sẽ hình thành nhu cầu cần mua bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên, mua bán doanh nghiệp khơng đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hĩa thơng thường. Một thương vụ M&A thành cơng hay khơng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhu cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu sáp nhập... Để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp cĩ nhu cầu mua bán sáp nhập cĩ thể thực hiện thành cơng giao dịch này, cần đảm bảo những điều kiện sau:

 Cần xây dựng được kênh kiểm sốt thơng tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nĩi chung, hoạt động M&A nĩi riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A, thơng tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị, con người... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thơng tin khơng được kiểm sốt, khơng minh bạch thì cĩ thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hĩa chứng khoán, ngân hàng. Cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động cĩ tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra khơng thành cơng hoặc cĩ yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì cĩ thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đĩ nĩi riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, M&A cĩ thể dẫn đến độc quyền, do đĩ rất cần sự kiểm sốt của nhà nước để khơng ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng.

 Một hành lang pháp lý hồn thiện sẽ gĩp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, nĩ sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về mặt “thay tên, đổi họ’’ cho doanh nghiệp. Trong khi đĩ, M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, nĩ địi hỏi phải cĩ quy định cụ thể, cĩ một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thơng tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu các nghĩa vụ tài chính, đất đai người lao động, thương hiệu... Đồng thời, cịn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta cịn chưa cĩ quy định cụ thể như kiểm tốn, định giá, tư vấn, mơi giới, bảo mật, thơng tin, cơ chế giải quyết tranh chấp... Do đĩ Việt Nam phải hoàn thiện hành lang pháp lý về mặt M&A trong thời gian tới đây.

 Hoạt động M&A luơn cần những nhà mơi giới, tư vấn chuyên nghiệp. Họ sống bằng nghề làm xúc tác để nhu cầu M&A của các bên gặp nhau, do đĩ họ phải thạo nghề với việc cung ứng các dịch vụ và hồn tồn chịu trách nhiệm trước

pháp luật về hoạt động mơi giới, tư vấn cho một thương vụ M&A bất kỳ trên thị trường, hoạt động của họ được mua bảo hiểm để phịng ngừa các trường hợp rủi ro xảy ra do tư vấn của họ. Trên thực tế họ cĩ thể là các chuyên gia cĩ kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như pháp luật, tài chính, thương hiệu... tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể mơi giới, tư vấn M&A. Do đĩ chúng ta phải cĩ những chương trình, kế hoạch đào tạo để cĩ được đội ngũ chuyên gia tư vấn, mơi giới chuyên nghiệp, cĩ như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đĩ bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch M&A.

3.3.Nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đối

Từ ngày 10/3/2008 biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại được nới rộng thêm 0,25%, lên mức cộng trừ 1%. NHNN cho hay đây là một trong những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Theo thơng báo của NHNN, biên độ tỷ giá mới được sử dụng kết hợp với biện pháp điều hành linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Biên độ tỷ giá được áp dụng trước đĩ là cộng trừ 0,75%. NHNN cũng khẳng định sẽ tiếp tục mua vào USD ở mức thích hợp. Trước đĩ, trong văn bản 319 gồm 19 giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi” pdf (Trang 43 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)