Đánh giá hiệu quả kiểm sốt vốn ở Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi” pdf (Trang 35 - 43)

GIAN QUA

3.1.Thành tựu:

Cơ cấu các luồng vốn vào khác nhau của Việt Nam từ 1996 đến 2003 (là khoảng thời gian VN kiểm sốt vốn chặt chẽ) phản ánh sự hạn chế rất hiệu quả đối với các luồng vốn vào ngắn hạn, cĩ mức độ biến động cao. Các khoản vay ngắn hạn bị cấm, các khoản vay trung và dài hạn cĩ doanh số nhỏ và chủ yếu phản ánh cho vay từ các tổ chức siêu quốc gia như World Bank. Hai nguồn vào chính là FDI và kiều hối.

HÌNH 3.3: Thành phần các luồng vốn vào VN từ năm 1996 đến năm 2003

Chính sách tiền tệ trong nước theo hướng ổn định hơn so với CSTT của nước neo đồng tiền (USA)

Hy vọng đầu cơ dựa trên sự tăng giá của VN đồng làm tăng lượng vốn nhập khẩu

Các biện pháp can thiệp nhằm tránh sự tăng giá của đồng VN (hoặc giữ tỷ giá cố định) làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính

Việt Nam cĩ luồng vốn vào ổn định mặc dù hạn chế về vốn rất chặt. Việt Nam cĩ thể bảo vệ mình một cách hữu hiệu đối với các hình thức luồng vốn vào cĩ độ biến động cao khơng mong muốn. Các khoản vay và trái phiếu ngoại tệ là đặc biệt quan trọng khi chúng gĩp phần vào sự bất tương xứng về đồng tiền ở cấp vĩ mơ, làm nền kinh tế phải đối mặt với các cú sốc ngoại sinh tiềm năng, đặc biệt là sự mất giá của đồng nội tệ. Cả hai nguồn vốn này đều khơng đáng kể đối với VN.

Tính hiệu quả trong các biện pháp kiểm sốt vốn của Việt Nam đã phát huy cơng dụng trong Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á bắt nguồn từ Thái Lan. Điều đĩ cho thấy, khơng phải tình cờ khi 3 nước Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của Cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc- Ấn Độ- Việt Nam, cũng chính là những nước khơng tự do hĩa thị trường vốn. Và trong số những nước đã tự do hĩa thị trường vốn, cũng khơng phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước cĩ hệ thống luật pháp tốt nhất.

3.2.Hạn chế:

Việc đặt ra những biện pháp kiểm sốt vốn hiệu quả khơng đồng nghĩa với việc tất cả các nhà ĐTNN đều răm rắp tuân thủ những quy định đĩ. Bằng chứng là cĩ rất nhiều nhà ĐTNN đã lách luật và thành cơng, nhất là đối với một số ngành nghề đang “nĩng” như thương mại, phân phối, siêu thị...

 Cách khá phổ biến hiện nay là nhờ Việt kiều hoặc người Việt Nam đứng tên doanh nghiệp. Vỏ bọc là doanh nghiệp Việt Nam nhưng bên trong mọi hoạt động đều do nhà ĐTNN nắm giữ, điều hành. Để đảm bảo cho việc đầu tư, người được “nhờ” sẽ phải ký với bên “nhờ” một hợp đồng vay tiền. Hợp đồng này vừa phịng ngừa sự lật lọng của bên được “nhờ” đứng tên, vừa là cơ sở để nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước. Tuy nhiên, dù cách làm này cĩ vẻ chặt chẽ nhưng khơng phải khơng rủi ro cho cả hai bên. Ví dụ, người được “nhờ” đứng tên sẽ phải lãnh hậu quả khi nhà ĐTNN làm ăn bậy bạ, phi pháp và ngược lại nhà đầu tư bị bên được “nhờ” lật lọng...

 Một hình thức lách tương tự nhưng ít rủi ro hơn là thành lập doanh nghiệp, trong đĩ vốn của người nước ngồi là 49% và người Việt Nam 51% (thực chất, vốn hoàn tồn của nhà ĐTNN). Trong trường hợp này, theo quy định, doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp của người Việt Nam và khơng bị hạn chế khi kinh doanh những ngành nghề hạn chế đối với nhà ĐTNN.

 Một chiêu khác là đầu tư “chéo” thơng qua mơ hình cơng ty mẹ- con. Cơng ty mẹ thoạt đầu do người Việt Nam đứng tên đăng ký với đầy đủ những ngành nghề mà nhà ĐTNN mong muốn (tất nhiên là những ngành nghề bị khống chế tỷ lệ gĩp vốn). Sau đĩ, cơng ty này sẽ gĩp vốn, thành lập các cơng ty con, đồng thời chuyển hết những ngành nghề mong muốn sang cho các cơng ty con. Cơng ty mẹ chỉ giữ lại những ngành nghề, lĩnh vực khơng hạn chế đối với nhà ĐTNN. Nhà ĐTNN lúc này sẽ mua lại cơng ty mẹ và bằng cách đĩ họ ung dung nhảy vào những lĩnh vực, ngành nghề tưởng chừng như “cấm cửa” thơng qua các cơng ty con.

CHƯƠNG 4: GĨI GIẢI PHÁP TỰ DO HĨA CĨ KIỂM SỐT VÀ

PHỊNG NGỪA ĐỐI VỚI DỊNG VỐN FPI

1. NỚI LỎNG CÁC GIẢI PHÁP HÀNH CHÍNH

1.1.Nới lỏng tỷ lệ về vốn cổ phần do cổ đơng nước ngoài nắm giữ:

Vấn đề về vốn do cổ đơng nước ngoài nắm giữ vẫn là điểm mấu chốt và quan trọng nhất để xem xét trong vấn đề kiểm sốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cĩ thể nĩi rằng, tỷ lệ này là một con dao 2 lưỡi.

Ở điều kiện kinh tế ổn định, mơi trường đầu tư thuận lợi thì việc quy định khắt khe tỷ lệ này sẽ cản trở đầu tư. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế cĩ dấu hiệu bất ổn, một tỷ lệ được quy định lỏng lẻo sẽ rất khĩ cho Chính phủ kiểm sốt việc rút vốn ào ạt của các nhà ĐTNN, gây ảnh hưởng dây chuyền nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chúng ta đã chứng kiến bài học kinh nghiệm này từ Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á 1997. Chính vì vậy, chúng ta cần thật sự cân nhắc khi quy định tỷ lệ này và xem xét một cách tồn diện trong điều kiện kinh tế và mơi trường đầu tư Việt Nam. Trong thời điểm nền kinh tế nhiều biến động và sức đề kháng của các ngân hàng cịn yếu như hiện nay, việc nới lỏng quá mức tỷ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN sẽ tiếp thêm những khĩ khăn trong việc kiểm sốt dịng vốn vào, gây bất ổn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu vẫn giữ tỷ lệ nắm giữ như hiện nay, TTCK khĩ cĩ thể phục hồi trở lại trong thời gian ngắn. Vì vậy, để tăng thêm tính hấp dẫn và thiện chí kêu gọi đầu tư của Việt Nam, nhất là khi đã là thành viên của WTO, tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam cần phải được mở rộng và linh hoạt tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

Kiến nghị của chúng tơi trong vấn đề này: Nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà

ĐTNN là 100% đối với các ngành nghề sản xuất kinh doanh, xuất khẩu thơng thường;

các ngành nghề khơng ảnh hưởng đến an ninh quốc phịng, địi hỏi cơng nghệ cao, đem

lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng trong nước. Riêng một số ngành nghề nhạy cảm

(là những lĩnh vực đầu tư cĩ điều kiện theo Luật doanh nghiệp 2005) như: ngân hàng,

bảo hiểm, viễn thơng, hàng khơng..., nâng tỷ lệ sở hữu lên khơng quá 49% vốn điều lệ.

Hiện nay hầu hết các nước, nhất là các nước trong khu vực, khơng giới hạn tỷ lệ sở hữu của các nhà ĐTNN đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản suất kinh doanh, xuất nhập khẩu thơng thường. Đối với các doanh nghiệp này nhà ĐTNN cĩ thể sở

hữu 100% vốn cổ phần. Đồng thời, các ngành nghề nhạy cảm đối với nền kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thơng..., các nước cũng giới hạn nhất định về tỷ lệ cổ phần của nhà ĐTNN trong doanh nghiệp nhưng tỷ lệ này cao hơn quy định của Việt Nam (thơng thường ở mức 49%). Nhìn chung các chính sách này đều khuyến khích ĐTNN, với các thủ tục được đơn giản hố vào đại bộ phận các doanh nghiệp trong nước nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, đổi mới cơng nghệ, phát triển thị trường vốn trong nước, cải cách doanh nghiệp.

 Mục đích của việc nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà ĐTNN:

- Tăng cường huy động vốn vào TTCK, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp.

- Tăng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư tổ chức trong 1 cơng ty, làm cải thiện đáng kể tính tổ chức và tính ổn định trong cơ cấu cổ đơng, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ, nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh.

- Tạo thêm sự hấp dẫn về hàng hố, tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu trên TTCKVN.

- Đây cũng được coi như là một giải pháp kích cầu đầu tư nước ngoài trong bối cảnh TTCK đang khá ảm đạm.

Chúng tơi đề xuất tăng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN đối với các lĩnh vực đầu tư c1o điều kiện từ 30% lên 49% vì những căn cứ sau :

- Tỷ lệ 30% dành cho nhà ĐTNN là quá ít. Đồng thời, hầu như tất cả các ngân hàng cổ phần đều mong muốn ưu tiên tỷ lệ room 30% cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi, như vậy cơ hội dành cho các nhà đầu tư khác là rất ít.

- Việc tăng tỷ lệ lên 40% là khơng nhiều so với tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư trong nước.

- Việc tăng thêm room để cho các ngân hàng cĩ điều kiện tham gia niêm yết tại nước ngoài.

- Đến năm 2010, vốn điều lệ các ngân hàng bắt buộc phải đáp ứng là 2000 tỷ đồng, vì vậy con số 1% /vốn điều lệ là rất lớn trị giá khoảng 20 tỷ đồng, khoảng hơn 1 triệu USD.

- Đồng thời, theo sự nghiên cứu và phân tích một hệ thống các tiêu chí của tổ chức VAFI về tỷ lệ đầu tư của nhà ĐTNN vào lĩnh vực ngân hàng, kết quả được đưa ra như sau:

BẢNG 4.1: Hệ thống các tiêu chí của tổ chức VAFI về tỷ lệ đầu tư của nhà ĐTNN vào lĩnh vực ngân hàng

STT Tiêu chí Tỷ lệ 30%/ VĐL Tỷ lệ 49%/VĐL

01 Thu hút nhà đầu tư chiến lược

Trong 5 năm tới, chỉ cĩ thể thu hút đầu tư vào 1/3 tổng số ngân hàng cổ phần VN.

Trong 5 năm tới, cĩ thể thu hút đầu tư vào 4/5 tổng số ngân hàng TMCP. 02 Khả năng thu hút các tổ chức nước ngoài khơng phải NH Khĩ hơn Dễ hơn 03 Mức độ rủi ro cho các nhà đầu tư tài chính

- Nhiều hơn vì cổ phiếu kém tính thanh khoản.

- Mức độ rủi ro tiềm ẩn cao hơn đối với ngân hàng khơng thu hút được cổ đơng chiến lược.

- Thấp hơn vì tính thanh khoản cao hơn.

- Mức độ rủi ro tiềm ẩn thấp hơn do khả năng dễ tái cấu trúc.

04 Khả năng huy động vốn của ngân hàng TM

Khĩ hơn theo tiêu chí về qui mơ từng đợt phát hành và giá phát hành.

Dễ dàng huy động vốn hơn rất nhiều, khả năng tăng vốn điều lệ nhanh hơn nhiều.

05 Xác định qui mơ vốn điều lệ trung bình của VN trong 5 năm tới - NHNN khơng chỉ ra được từ nay đến năm 2010, qui mơ vốn điều lệ trung bình của hệ thống ngân hàng thương mại VN là bao nhiêu để làm cơ sở hoạch định chính sách.

- VAFI dự đốn : 100 triệu USD/ 1 ngân hàng

- Ngân hàng VN đang ở khoảng cách rất xa so với ngân hàng khu vực về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý và tụt hậu về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.

- Vốn điều lệ bình quân của các nước khu vực hiện nay từ 1 - 2 tỷ USD/1 ngân hàng.

- VAFI dự đốn cĩ thể đạt 400 triệu USD/ ngân hàng

06 Mức độ hợp tác của nhà đầu tư chiến lược đối với ngân hàng VN

Mức độ hỗ trợ khiêm tốn do Ngân hàng VN qui mơ vốn nhỏ, giá trị đầu tư của cổ đơng chiến lược khơng nhiều

Mức độ hỗ trợ tăng lên, cam kết hợp tác nhiều hơn đối với các nghiệp vụ của ngân hàng nhất là những dịch vụ địi hỏi cơng nghệ cao như ngân hàng đầu tư, chứng khốn, bảo lãnh phát hành...

07 Khả năng chi phối, thơn tính

Khĩ cĩ khả năng chi phối, thơn tính.

Khả năng chi phối cao hơn nhưng khơng tuyệt đối, Cổ đơng

ngân hàng trong nước

chiến lược nắm giữ 30% khơng thể chi phối ngân hàng trong nước theo mục đích cục bộ. Vì theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, những quyết định quan trọng tại ĐHCĐ phải đạt sự đồng thuận của 75% tổng số cổ phần cĩ quyền biểu quyết trở lên. Cổ đơng hoặc nhĩm cổ đơng nắm giữ 25% vốn điều lệ cĩ quyền phủ quyết mọi quyết định quan trọng tại ĐHCĐ. 08 Khả năng cạnh

tranh với các ngân hàng nước ngồi

Khả năng cao hơn nhiều nếu xét trên bình diện cả hệ thống ngân hàng TM.

Khả năng thấp hơn khi đa phần các ngân hàng thương mại thu hút được cổ đơng chiến lược là ngân hàng nước ngoài.

09 Niềm tin đối với nhà đầu tư chứng khốn

Thấp hơn nhiều Tăng lên nhiều, sẽ gia tăng nhiều tổ chức và cá nhân trong nước đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. 10 Khả năng huy động vốn cổ phần của hệ thống ngân hàng thương mại

Trong vịng 5 năm tới khả năng hấp thụ nguồn vốn cổ phần của hệ thống ngân hàng VN vào khoảng 20 tỷ đơ la, tuy nhiên khả năng thu hút vốn nhiều và rẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều do thiếu nguồn vốn mạo hiểm trong nước, trong khi đầu tư nước ngoài bị hạn chế.

Cĩ thể thu hút 20 tỷ đơ la từ việc gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngồi đồng thời kích thích đầu tư trong nước.

11 Thơng lệ quốc tế về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực ngân hàng

Trung Quốc tạm thời 25%, trong đĩ nhà đầu tư chiến lược được nắm giữ tối đa 20% vốn điều lệ. 1 điểm tiến bộ mới của TQ là việc thành lập ngân hàng mới bắt buộc phải cĩ cổ đơng chiến lược nước ngoài.

Tỷ lệ của TQ là rất hạn chế so với thơng lệ, tuy nhiên NHTM của TQ cĩ qui mơ vốn rất lớn, trị giá 1 khoản đầu tư của nước ngoài vào ngân hàng TQ là hàng tỷ đơ la. Hệ thống tài chính ngân hàng của TQ chưa mạnh,

- Thái Lan 49,99%. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1998, Ngân hàng Trung ương Thái lan cho phép ngân hàng nước ngoài là ABN-AMRO, NH phát triển Singapore mua lại đa phần cổ phần của các ngân hàng Thái như Bank of Asia và Thai Danu Bank...

- Ấn độ 74%, Inđonexia 75% - Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hongkong, Úc, Đơng âu, Tây Âu...khơng hạn chế tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

cịn kém hơn nhiều so với Hồng Kơng và TQ chưa thể là trung tâm tài chính của Châu Á và thế giới như Hồng Kơng. TQ khơng phải là mơ hình để VN học tập và vị hệ thống ngân hàng VN là rất nhỏ so với TQ nên kém hấp dẫn ĐTNN hơn. 12 Khả năng tác động tới thị trường vốn Việc hoạch định chính sách của Ngân hàng nhà nước chưa chú trọng xem xét tới yếu tố này --> Khả năng tác động thấp

Kích thích sự phát triển của thị trường vốn, sẽ gia tăng nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngồi khơng chỉ vào hệ thống ngân hàng thương mại mà cịn ở tất cả các lĩnh vực khác.

13 Khả năng thay đổi quản trị doanh nghiệp

Thay đổi chậm hơn và khơng đồng đều

Thay đổi nhanh hơn, tác động tồn bộ hệ thống ngân hàng cổ phần 14 Quan điểm về thực hiện cam kết quốc tế khi gia nhập WTO

Tuân thủ cam kết quốc tế về mở cửa thị trường

Gia nhập WTO thì VN khơng cĩ nghĩa vụ tăng tỷ lệ 49%, tuy nhiên đề nghị của VAFI xuất phát từ yêu cầu phải đổi mới nhanh chĩng và bền vững phương thức quản trị doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng thương mại, làm cho hệ thống ngân hàng phát huy tối đa nội lực để khơng những đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng 100% nước ngoài mà cịn đĩng vai trị hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế.

(Nguồn: Website của tổ chức VAFI Việt Nam)

1.2.Mở rộng ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN:

Để tăng cường thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam theo tinh thần của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, chúng tơi xin đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi” pdf (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)