Phân tích kết quả hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam (Trang 33 - 41)

Các kết quả hồi quy đơn biến đã giúp chúng ta kiểm định được các giả thuyết kỳ vọng ban đầu với độ tin cậy tương ứng. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta không thể tách riêng từng biến để khảo sát. Các biến luôn tồn tại và tác động cùng lúc lên đối tượng cần khảo sát. Do vậy, phân tích hồi quy đa biến là cần thiết nhằm đưa ra một mô hình dự báo thực tế, cung cấp cơ sở can thiệp cho các nhà hoạch định chính sách. Các kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.2 và 4.3. Áp dụng Hausman test cho hai mô hình fixed effects và random effects (phụ lục 15, 16), mô hình cuối cùng được chọn để phân tích là mô hình random effects.

Đặc tính của trẻ

Theo kết quả nghiên cứu, tuổi có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ SDD ở trẻ. Trong mô hình hồi quy, trẻ em được phân theo 5 nhóm tuổi, kết quả hồi quy có ý nghĩa thống kê rất cao (p < 0,001). Trẻ em ở độ tuổi từ 12 tháng trở lên có nguy cơ SDD cao hơn các trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi, và có khuynh hướng giảm kể từ tháng tuổi thứ 48. Theo Bác sỹ Phan Xuân Trung (2000), giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, thời kỳ bắt đầu thích ứng với môi trường và là thời kỳ đặc biệt nhạy cảm với bệnh tật. Do vậy, một lần nữa khẳng định xu hướng nguy cơ SDD trẻ em ở nước ta giống với các nước trong khu vực, phù hợp với nghiên cứu của Shrimpton (2001).

Kết quả hồi quy mô hình đa biến cho thấy bé trai có xu hướng bị SDD nhiều hơn bé gái. Khi giữ các yếu tố khác không đổi, nếu là bé trai thì chỉ số chiều cao và chỉ số cân nặng theo tuổi của bé tương ứng giảm 0,152 và 0,187 đơn vị so với bé gái. Kết quả này giống với một số nghiên cứu ở Châu Phi (Sahn, 2002; Christiasen, 2007; Linnemayr, 2008). Sahn giải thích nguyên nhân của sự khác biệt này khi nghiên cứu ở Châu Phi là do gen của nữ bền vững hơn gen của nam. Hơn nữa, các gia đình thường đầu tư dinh dưỡng cho bé gái nhiều hơn bé trai vì họ quan niệm rằng bé gái sẽ đi lấy chồng và ở nhà chồng nên cần được bù đắp khi còn nhỏ. Kết luận của Sahn có thể giải thích cho trường hợp của Việt Nam hay không? Cụ thể, với sự

khác biệt về màu da, liệu chúng ta có sự tương đồng về gen hay không? Xét về các yếu tố xã hội hay văn hóa, chúng ta còn có sự khác biệt về quan niệm chăm sóc con trai, con gái. Do vậy rất cần các nhà nghiên cứu sinh học di truyền cũng như các nhà xã hội học vào cuộc để làm rõ hơn về kết luận này.

Bảng 4.2: Hồi quy HAZ dùng mô hình fixed effects và random effects.

Tên biến Mô hình fixed effects Mô hình random effects

Haz Hệ số hồi quy p-value Hệ số hồi quy p-value

Nhóm đặc tính của trẻ 12-23 tháng tuổi -0,797 *** 0,000 -0,791 *** 0,000 24-35 tháng tuổi -0,976 *** 0,000 -0,954 *** 0,000 36-47 tháng tuổi -1,108 *** 0,000 -1,087 *** 0,000 48-59 tháng tuổi -1,045 *** 0,000 -1,042 *** 0,000 Nam -0,169 ** 0,016 -0,155 ** 0,025 Nhóm đặc tính của hộ gia đình

Tuổi mẹ khi sinh 0,004 0,530 0,004 0,527

Vi trí người mẹ 0,080 0,418 0,090 0,360

THCS 0,178 ** 0,042 0,184 ** 0,031

THPT 0,216 * 0,056 0,242 ** 0,028

Dân tộc Kinh/ Hoa 0,150 0,235 0,084 0,454

Số người trong hộ gia đình 0,023 0,246 0,024 0,232

Chỉ số tài sản 0,060 0,123 0,068 * 0,072 Nhóm đặc tính của cộng đồng Thành thị 0,081 0,416 0,091 0,350 Nước máy 0,011 *** 0,005 0,010 *** 0,004 Nhà vệ sinh 0,004 ** 0,014 0,005 *** 0,002 Trẻ tiêu chảy -0,042 * 0,100 -0,047 * 0,060 TV 0,001 0,367 0,001 0,373 Tung độ gốc -1,109 *** 0,000 -1,091 *** 0,000 Số quan sát 1707 1707 R bình phương 0,118 0,119

Ước lượng maximum likelihood

Sigma_u (tỉnh) 0,279

95% CI (tỉnh) [0,192 0,405]

Sigma_e (hộ gia đình) 1,394

95% CI (hộ gia đình) [1,347 1,442]

Ghi chú: *: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, **: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Bảng 4.3: Hồi quy WAZ dùng mô hình fixed effects và random effects.

Tên biến Mô hình fixed effects Mô hình random effects

Waz Hệ số hồi quy p-value Hệ số hồi quy p-value

Nhóm đặc tính của trẻ 12-23 tháng tuổi -0,483 *** 0,000 -0,471 *** 0,000 24-35 tháng tuổi -0,723 *** 0,000 -0,713 *** 0,000 36-47 tháng tuổi -0,942 *** 0,000 -0,927 *** 0,000 48-59 tháng tuổi -0,873 *** 0,000 -0,876 *** 0,000 Nam -0,193 *** 0,001 -0,189 *** 0,001 Nhóm đặc tính của hộ gia đình

Tuổi mẹ khi sinh 0,001 0,760 0,002 0,698

Vi trí người mẹ 0,182 0,024 0,191 ** 0,017

THCS -0,019 0,790 -0,037 0,585

THPT -0,008 0,930 -0,020 0,824

Dân tộc Kinh/ Hoa 0,182 * 0,073 0,098 0,264

Số người trong hộ gia đình -0,002 0,895 0,001 0,968

Chỉ số tài sản 0,047 0,133 0,070 ** 0,023 Nhóm đặc tính của cộng đồng Thành thị 0,143 * 0,078 0,163 ** 0,040 Nước máy 0,006 * 0,064 0,007 ** 0,015 Nhà vệ sinh 0,006 *** 0,000 0,006 *** 0,000 Trẻ tiêu chảy -0,033 0,113 -0,038 * 0,060 TV 0,000 0,965 0,000 0,944 Tung độ gốc -0,719 *** 0,001 -0,681 *** 0,001 Số quan sát 1787 1787 R bình phương 0,137 0,140

Ước lượng maximum likelihood

Sigma_u (tỉnh) 0,246

95% CI (tỉnh) [0,180 0,337]

Sigma_e (hộ gia đình) 1,148

95% CI (hộ gia đình) [1,110 1,187]

Ghi chú: *: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, **: có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Nguồn: Phân tích hồi quy từ bộ số liệu VHLSS và UNICEF (2006).

Đặc tính của hộ gia đình

Tuổi của người mẹ khi sinh em bé không có liên hệ với SDD trẻ em. Kết quả này khác với một số nghiên cứu (Smith, 2003; Linnemayr, 2008). Nhưng theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học của Mỹ (Leonid Gavrilov, 2006), những người được sinh ra bởi các bà mẹ

dưới 25 tuổi sẽ có tuổi thọ rất cao. Điều này khiến chúng ta có nhiều nghi vấn về kết luận của các tác giả trên.

Vị trí của người mẹ trong gia đình giúp cải thiện tình trạng SDD thể nhẹ cân nhưng không có tác động đến tình trạng SDD thể thấp còi ở trẻ. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước ở các nước đang phát triển (Haddad, 1994; Quisumbing, 2003; Smith, 2003). Có thể do cách đo lường vị trí của người mẹ trong gia đình thông qua trình độ giáo dục so với người cha chưa phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam. Bên cạnh người chồng, quyền quyết định trong gia đình đôi khi còn bị chi phối bởi ông bà. Hơn nữa, đa số các gia đình ở Việt Nam, người chồng thường là người có thu nhập cao hơn vợ, nên có thể họ có quyền quyết định cao hơn. Do vậy, cần có những nghiên cứu thêm về thu nhập cũng như những tác động khác trong gia đình để có thể làm rõ hơn vấn đề này.

Trình độ giáo dục của người mẹ có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi. Kết quả này giống với các nghiên cứu ở các nước khác (Horton, 1986; Thomas, 1991; và Alderman, 2004). Người mẹ càng được giáo dục tốt thì khả năng tiếp thu những kiến thức tiền sinh sản và nuôi con càng tốt, hơn nữa họ cũng có khả năng kiếm thu nhập cao hơn và sẽ có điều kiện sống tốt hơn. Khi giữ các yếu tố khác không đổi, nếu trình độ giáo dục của người mẹ tăng từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở thì chỉ số chiều cao theo tuổi tăng lên 0,184 đơn vị (bảng 4.2). Trình độ giáo dục của mẹ ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông không có sự khác biệt lớn trong việc giảm tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt lớn nếu trình độ giáo dục của người mẹ từ cao đẳng trở lên (phụ lục 9).

Dân tộc của hộ gia đình không có quan hệ với tỷ lệ trẻ em SDD. Kết quả này khác với khi phân tích đơn biến (phụ lục 10). Lý do là biến dân tộc có thể bị hấp thu vào trong biến tỷ lệ hộ có TV và biến tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đúng chuẩn trong cộng đồng3.

Chỉ số tài sản của hộ gia đình có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ trẻ em SDD cả thể thấp còi và thiếu cân. Tuy nhiên, mức tác động này tương đối yếu, nếu giữ các yếu tố khác không đổi, khi chỉ số tài sản của hộ gia đình tăng thêm 1 chỉ số, thì chỉ số chiều cao và chỉ số cân nặng theo tuổi của trẻ giảm tương ứng 0,068 và 0,070 đơn vị (bảng 4.2, 4.3). Kết quả này giống với nghiên cứu của Haddad (2003).

3

Đặc tính cộng đồng

Trẻ em ở thành thị ít bị SDD thể nhẹ cân hơn trẻ em ở nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu vì ở thành thị sẽ có điều kiện sống tốt hơn ở những vùng nông thôn. Trẻ em ở thành thị có chỉ số cân nặng theo tuổi cao hơn trẻ ở nông thôn trung bình là 0,163 đơn vị (bảng 4.3). Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến vấn đề SDD thì trẻ sống ở thành thị sẽ tốt hơn, nhưng nếu xét đến vấn đề thừa cân béo phì, thì trẻ ở thành thị lại đáng lo hơn. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cho thấy không có mối liên hệ nào về trẻ SDD thể thấp còi giữa thành thị và nông thôn. Trẻ em ở nông thôn thường không được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng như trẻ em ở thành thị, nhưng lại được hoạt động về thể lực và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn. SDD thể thấp còi là sự thiếu hụt tổng hợp cả vi chất và năng lượng bên cạnh những yếu tố khác. Có lẽ chính vì lý do này mà kết quả hồi quy không cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ trẻ SDD giữa thành thị và nông thôn.

Tỷ lệ hộ gia đình có nước máy trong nhà, tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh đúng chuẩn càng cao sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ SDD trong cộng đồng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu 100% hộ gia đình trong cộng đồng có nước máy sẽ làm tăng chỉ số chiều cao và cân nặng theo tuổi lần lượt là 1 và 0,7 đơn vị; tương tự với 100% hộ gia đình có nhà vệ sinh đúng chuẩn là 0,5 và 0,6 đơn vị (bảng 4.2, 4.3). Những con số thật ấn tượng này sẽ là một gợi ý không khó thực hiện cho các nhà hoạch định chính sách.

Tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy trong cộng đồng tăng sẽ có tác động tiêu cực đến tình trạng SDD thể thấp còi và thiếu cân. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy trong 4 tuần cuối tăng 1%, thì chỉ số chiều cao và cân nặng theo tuổi giảm lần lượt là 0,047 và 0,038 đơn vị (bảng 4.2, 4.3).

Tỷ lệ hộ gia đình có nước máy trong nhà, tỷ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh đúng chuẩn, và tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy trong 4 tuần cuối trong cộng đồng là 3 chỉ số phản ánh điều kiện hệ thống bảo vệ sức khỏe người dân (nhất là hệ thống nước sinh hoạt và hệ thống xử lý chất thải). Trong đó, vấn đề trẻ em bị tiêu chảy có tác động mạnh nhất đến nguy cơ làm gia tăng trẻ SDD, sau đó đến vấn đề nước sạch và đến hệ thống nhà vệ sinh đúng chuẩn.

Tác động tương tác giữa trình độ giáo dục của người mẹ với các yếu tố trong cộng đồng

Một điểm khá thú vị ở đây là trong phương trình hồi quy của HAZ và WAZ thì tỷ lệ hộ có TV không có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trẻ SDD. Tuy nhiên, khi phân tích tương tác giữa các yếu tố trong cộng đồng với hộ gia đình, mà cụ thể ở đây là tương tác giữa trình độ giáo dục của người mẹ với các yếu tố trong cộng đồng (bảng 4.4), tỷ lệ hộ có TV lại có liên hệ với trẻ em SDD thể thấp còi trong mối quan hệ tương tác: trình độ giáo dục bậc trung học phổ thông của người mẹ có tác động thay thế với tỷ lệ hộ có TV trong cộng đồng (p=0,033). Người mẹ được giáo dục ở cấp THPT trở lên có khả năng tiếp thu tốt những thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ nhất thiết là tiếp nhận qua truyền hình. Do vậy, họ sẽ là những người hưởng lợi về mặt tiếp cận thông tin nhiều hơn những người có trình độ giáo dục thấp hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em SDD thể thấp còi trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, trình độ giáo dục của người mẹ ở cấp THCS cũng có tác động bổ sung với tỷ lệ hộ gia đình có TV trong cộng đồng (p=0,086). Kết quả này chứng tỏ các bà mẹ được giáo dục ở cấp THCS có thể tiếp nhận tốt thông tin phòng chống trẻ SDD thể nhẹ cân từ các chương trình truyền hình. Từ đó, để giúp các bà mẹ có trình độ giáo dục chỉ ở cấp THCS được tiếp nhận những thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em như những người mẹ có trình độ THPT thì chính phủ nên hỗ trợ gia đình họ một chiếc TV.

Ngoài ra, trình độ giáo dục của người mẹ ở cấp THCS cũng có tác động bổ sung với tỷ lệ hộ gia đình có trẻ bị tiêu chảy trong cộng đồng (p=0,042). Điều này nói lên rằng những người mẹ được giáo dục ở cấp THCS đã có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ: từ việc ăn uống đến vệ sinh môi trường xung quanh của trẻ, làm giảm thiểu bệnh tiêu chảy ở trẻ, góp phần vào việc giảm tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy là do vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn uống, nếu kéo dài sẽ gây giảm cân trầm trọng và dẫn đến SDD thể nhẹ cân (Thanh Niên, 2011). Chính phủ không thể can thiệp thường xuyên vào vệ sinh từng bữa ăn của trẻ cũng như môi trường trẻ sinh hoạt mà thay vào đó cần phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở cho các bà mẹ. Đây là nhiệm vụ khó khả thi đối với những vùng dân tộc thiểu số, nhưng phát hiện này giúp cho các nhà hoạch định chính sách thấy được những khó khăn để đề ra những chiến lược dài hạn trong tương lai.

Bảng 4.4: Tác động tương tác giữa trình độ giáo dục của người mẹ với các yếu tố trong cộng đồng, sử dụng mô hình hồi quy random effects.

Tên biến SDD thể thấp còi SDD thể nhẹ cân

Hệ số hồi quy p-value Hệ số hồi quy p-value

Nhóm đặc tính của trẻ 12-23 tháng tuổi -0,802 *** 0,000 -0,470 *** 0,000 24-35 tháng tuổi -0,970 *** 0,000 -0,713 *** 0,000 36-47 tháng tuổi -1,088 *** 0,000 -0,934 *** 0,000 48-59 tháng tuổi -1,056 *** 0,000 -0,883 *** 0,000 Nam -0,147 ** 0,033 -0,190 *** 0,001 Nhóm đặc tính của hộ gia đình

Tuổi mẹ khi sinh 0,005 0,418 0,002 0,655

Vi trí người mẹ 0,088 0,380 0,205 ** 0,011

THCS 0,352 ** 0,036 -0,186 0,169

THPT 0,879 *** 0,004 -0,290 0,239

Dân tộc Kinh/ Hoa 0,073 0,515 0,101 0,257

Số người trong hộ gia đình 0,025 0,216 -0,003 0,837

Chỉ số tài sản 0,067 * 0,079 0,070 ** 0,023 Nhóm đặc tính của cộng đồng Thành thị 0,073 0,458 0,156 ** 0,050 Nước máy 0,004 0,388 0,005 0,173 Nhà vệ sinh 0,006 *** 0,001 0,006 *** 0,000 Trẻ tiêu chảy -0,058 0,165 -0,088 *** 0,009 TV 0,002 0,137 -0,001 0,339 Các tương tác THCS_Nước máy 0,010 0,148 0,000 0,982 THPT_Nước máy 0,011 0,132 0,005 0,380 THCS_Nhà vệ sinh -0,004 0,169 -0,003 0,217 THPT_Nhà vệ sinh -0,001 0,733 0,000 0,917 THCS_Trẻ tiêu chảy 0,030 0,604 0,095 ** 0,042

Một phần của tài liệu Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)