Mô hình NAM đƣợc xây dựng tại Khoa Thuỷ văn Viện Kỹ thuật Thuỷ động lực và Thuỷ lực thuộc Đại học Kỹ thuật Đan Mạch năm 1982. NAM là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Đan Mạch ―Nedbør - Afstrømnings - Models‖ có nghĩa là mô hình mƣa dòng chảy. Mô hình NAM đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở Đan Mạch và một số nƣớc nằm trong nhiều vùng khí hậu khác nhau nhƣ Srilanca, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam.v.v. Trong mô hình NAM, mỗi lƣu vực đƣợc xem là một đơn vị xử lý, do đó các thông số và các biến là đại diện cho các giá trị đƣợc trung bình hóa trên toàn lƣu vực. Mô hình tính quá trình mƣa-dòng chảy theo cách tính liên tục hàm lƣợng ẩm trong bốn bể chứa riêng biệt có tƣơng tác lẫn nhau [22] bao gồm.
- Bể chứa tuyết tan đƣợc kiểm soát bằng các điều kiện nhiệt độ. Đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nƣớc ta thì không xét đến bể chứa này.
- Bể chứa mặt: lƣợng nƣớc ở bể chứa này bao gồm lƣợng nƣớc mƣa do lớp phủ thực vật chặn lại, lƣợng nƣớc đọng lại trong các chỗ trũng và lƣợng
39
nƣớc trong tầng sát mặt. Giới hạn trên của bể chứa này đƣợc ký hiệu bằng Umax.
- Bể chứa tầng dƣới: là vùng đất có rễ cây nên cây cối có thể hút nƣớc cho bốc, thoát hơi. Giới hạn trên của lƣợng nƣớc trong bể chứa này đƣợc ký hiệu là Lmax, lƣợng nƣớc hiện tại đƣợc ký hiệu là L và tỷ số L/Lmax biểu thị trạng thái ẩm của bể chứa.
- Bể chứa nƣớc ngầm
Ngoài ra NAM cho phép xử lý các can thiệp của con ngƣời trong chu kỳ thủy văn nhƣ tƣới và bơm nƣớc ngầm (không đƣợc xét đến trong phạm vi nghiên cứu của luận văn).
40
Mƣa hoặc tuyết tan đều đi vào bể chứa mặt. Lƣợng nƣớc (U) trong bể chứa mặt liên tục cung cấp cho bốc hơi và thấm ngang thành dòng chảy sát mặt. Khi U đạt đến Umax, lƣợng nƣớc thừa là dòng chảy tràn trực tiếp ra sông và một phần còn lại sẽ thấm xuống các bể chứa tầng dƣới và bể chứa ngầm.
Nƣớc trong bể chứa tầng dƣới liên tục cung cấp cho bốc thoát hơi và thấm xuống bể chứa ngầm. Lƣợng cấp nƣớc ngầm đƣợc phân chia thành hai bể chứa: tầng trên và tầng dƣới, hoạt động nhƣ các hồ chứa tuyến tính với các hằng số thời gian khác nhau. Hai bể chứa này liên tục chảy ra sông tạo thành dòng chảy cơ bản.
Dòng chảy tràn và dòng chảy sát mặt đƣợc diễn toán qua một hồ chứa tuyến tính thứ nhất, sau đó các thành phần dòng chảy đƣợc cộng lại và diễn toán qua hồ chứa tuyến tính thứ hai. Cuối cùng cũng thu đƣợc dòng chảy tổng cộng tại cửa ra.