Đánh giá quá trình tăng trƣởng dẫn tới giảm nghèo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam doc (Trang 25 - 27)

http://svnckh.com.vn 25

Mặc dù trong 20 năm từ sau Đổi mới - giai đọan có kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, tình trạng đói nghèo tuyệt đối của Việt Nam đã được cải thiện nhiều, thể hiện qua tỷ lệ đếm đầu và khoảng cách nghèo giảm liên tục qua các năm, nhưng nghèo tương đối lại ngày một tăng do bất bình đẳng không giảm mà thậm chí còn ngày một tăng.Như vậy, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam chưa thể được đánh giá là tăng trưởng giảm nghèo.

Tóm tắt cuối chương 2

Trong giai đoan 1986 – 2006, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, thể hiện ở GDP, tốc độ tăng GDP và GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Điều này đã góp phần thúc đẩy và tạo nên thành quả to lớn của công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn tương ứng, thể hiện qua chỉ số HCR và PG giảm mạnh trong giai đoạn có tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo còn chưa bền vững. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh và mạnh, tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam cũng trở nên ngày càng nghiêm trọng và nghèo tương đối ngày càng gia tăng.

Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoan 1986 – 2006, chính vì thế, chưa thể được đánh giá là tăng trưởng giảm nghèo.

http://svnckh.com.vn 26

Chƣơng 3

CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ TĂNG TRƢỞNG HƢỚNG TỚI GIẢM NGHÈO TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

Nối tiếp chương 2, chương 3 tập trung nghiên cứu những nguyên nhân nào khiến cho tăng trưởng tại Việt Nam trong giai đoan 1986 – 2006 chưa phải là tăng trưởng giảm nghèo; để từ đó, đưa ra được các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam trong chương 4.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam doc (Trang 25 - 27)