Phân phối thu nhập một cách công bằng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam doc (Trang 43)

I. Phƣơng hƣớng thúc đẩy quá trình tiến tới tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam

1.Phân phối thu nhập một cách công bằng

Nguyên tắc phân phối công bằng tại Việt Nam hiện nay là đúng đắn và cần thiết để khuyến khích người dân tích cực sản xuất, nâng cao thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc phân phối thu nhập một cách công bằng như vậy cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận một mức độ bất bình đẳng nhất định trong xã hội khi mà mỗi người đều được hưởng những gì xứng đáng với khả năng, trình độ và sự sẵn sàng chịu rủi ro của mình. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng đó là hợp lý và cần thiết đối với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay – một đất nước đang phát triển cần phải chấp nhận đánh đổi một phần bình đẳng để đạt được tăng trưởng kinh tế. (theo như mô hình chữ U ngược của Kuznets).

Song song với phân phối thu nhập công bằng, Chính phủ vẫn phải đặc biệt cố gắng cải thiện thu nhập cho người nghèo. Đây là hai công việc nhiều lúc mâu thuẫn với nhau, chính vì vậy Chính phủ có thể sử dụng một giải pháp dung hòa giữa phân phối thu nhập công bằng và phân phối thu nhập bình đẳng như sau:

- Với nhóm người nằm dưới mức thu nhập tối thiểu: Chính phủ theo đuổi mục tiêu bình đẳng, thực hiện phân phối lại thông qua hỗ trợ những người này bằng trợ cấp, bảo hiểm xã hội, giáo dục, an sinh xã hội…nhằm tăng thu nhập thực tế của họ lên trên ngưỡng tối thiểu.

- Với nhóm người nằm trên mức thu nhập tối thiểu: Chính phủ theo đuổi mục

tiêu công bằng, mỗi người được hưởng những gì mình xứng đáng có được. Chính phủ chỉ nên áp dụng mục tiêu bình đẳng với người nghèo; còn khi người dân muốn làm giàu thì họ phải chấp nhận nguyên tắc phân phối công bằng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài t:Một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam doc (Trang 43)