III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng
3.3.4 Giải pháp đào tạo nhân viên tín dụng của ngân hàng:
+ Mục tiêu :
Đây là giải pháp giúp ngân hàng có một đội ngũ nhân viên giỏi giang, có tâm huyết với người nghèo và nhiệt tình trong công tác. Một tổ chức có văn hóa mạnh sẽ luôn là tổ chức hoạt động mạnh
+ Giải pháp:
- Ngân hàng cũng cần phải đào tạo nhân viên của mình, không chỉ giỏi về nghiệp vụ ngân hàng mà còn giỏi về kinh doanh, có đủ đạo đức và tâm huyết với người nghèo để hỗ trợ và giúp đỡ họ. Người nghèo dễ bị tổn thương nên trong các mối quan hệ giao tiếp, càng đồng cảm với họ, các nhân viên ngân hàng sẽ càng có điều kiện để giúp đỡ và hướng dẫn nguồn vốn được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tăng các phần thưởng và phụ thêm kích thích các nhân viên ngân hàng làm việc tích cực hơn, tạo động lực thúc đẩy họ. Mô hình của Indonesia cũng chứng minh sự thành công của giải pháp này.
http://svnckh.com.vn 59
Kết luận
Tài chính vi mô trong đó đặc biệt là tín dụng vi mô dành cho người nghèo là một lĩnh vực quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Tài chính, tín dụng cho người nghèo đã trở thành một trong những công cụ đắc lực của chính phủ để chống lại đói nghèo, nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn và những vùng sâu, vùng xa. Qua nghiên cứu về tài chính vi mô, tín dụng cho người nghèo và thực trạng ngân hàng cung cấp tín dụng cho người nghèo, nhóm tác giả xin đưa ra một số kết quả sau:
- Đề tài đã khẳng định được vai trò của tín dụng vi mô là rất quan trọng trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt nó là công cụ trung gian để các tổ chức phi chính phủ và nhà nước thực hiện các chủ trương, chính sách của mình, định hướng phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội.
- Đề tài đưa ra thực tế người nghèo ở Việt Nam, đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết ở Việt Nam mà cả xã hội đều hết sức quan tâm.
- Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn và đánh giá các hoạt động của ngân hàng dành cho người nghèo hiện nay.
- Trong khuôn khổ nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Giảm thiểu rủi ro, hiệu quả giải ngân.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của nhóm tác giả không tránh khỏi những thiếu sót và có những vấn đề chưa khai thác hết. Rất mong sự đóng góp ý kiến và sự khai thác, bổ xung thêm từ thày cô và các bạn.
http://svnckh.com.vn 60
Tài liệu tham khảo:
I. Sách tham khảo:
1. Hướng tới một ngành tài chinh vi mô bền vững ở Việt Nam: các vấn đề đặt ra và những thách thức. Lê Thị Lân, Trần Như An. Văn phong tổ chức lao động Quốc tế tại Việt Nam, năm 2005
2. Tài chính vi mô: Lý luận, phương pháp nghiên cứu và vận dụng. Phạm Thị Mỹ Dung – Nhà xuất bản nông nghiệp – 2006
3. Cẩm nang hướng dẫn lập kế hoạch thực hiện và quản lý tài chính vi mô. Trung tâm tư vấn và bồi dưỡng về tài chính vi mô - Đại học kinh tế quốc dân – NXB Thống Kê – 2001.
4. Một số phương thức tiết kiệm không chính thức. Nguyễn Thị Bích Vân - Dự án tài chính vi mô – 2003
5. Giới thiệu về các dịch vụ quản lý rủi ro trong tài chính vi mô. Craig – Churchill – Chương trình tài chính xã hội.
6. Mở rộng và tiếp cận dịch vụ bảo hiểm và tiết kiệm ở Việt Nam. Tổ chức ILO tại Việt Nam – 2006
7. Phát triển sản phẩm tài chính vi mô. Kim Willson và Craig Churchill – Tài chính vi mô tại Việt Nam.
8. Hướng tới ngành tài chính vi mô bền vững tại Việt Nam: Vấn đề đặt ra và thấch thức - Tổ chức ILO tại Việt Nam – 2006
9. Thực hiện bảo hiểm thành công ở các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam - Tổ chức ILO tại Việt Nam – 2006
II. Trang Web:
1. http:// Yahooo! 360* - 5xu’s – Yunus Giải nobel tài chính vi mô. 2. http:// Vietnamnet. Com.vn
3. http: // World bank.org.com 4. http: // vpsb.org.com.vn 5. http:// Agribank.org.com.vn