Đánh giá về rủi ro của ngân hàng cho vay người nghèo ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo docx (Trang 50 - 52)

III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng

3.3.1. Đánh giá về rủi ro của ngân hàng cho vay người nghèo ở Việt Nam:

Trong những năm qua, ngân hàng cho vay người nhèo Việt Nam, tiêu biểu là ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của chính phủ, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn gặp những rủi ro rất lớn:

- Rủi ro về nguồn vốn ổn định cho ngân hàng: Hiện nay ngân hàng dành cho người nghèo Việt Nam chưa có được một nguồn huy động vốn thực sự lâu dài và bền vững. Mặc dù ngân hàng cũng đã huy động được một lượng tiền gửi lớn trong dân, nhưng hầu hết số tiền này lại rất nhỏ bé, chi phí cho việc nhận tiền gửi vẫn còn cao. Mặt khác, muốn huy động vốn tiết kiệm từ người dân, ngân hàng buộc phải tuân theo lãi suất thị trường. Mà lãi suất theo lãi suất của các ngân hàng thương mại thông thường thì cao, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng phục vụ người nghèo lại là lãi suất ưu đãi nên thấp hơn rất nhiều. Sự chênh lệch lãi suất giữa tiền cho vay và tiền nhận gửi làm cho chi phí của ngân hàng cao hơn doanh thu rất nhiều. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán của ngân hàng thấp. Tất cả những khoản chênh lệch này ngân hàng nhà nước phải cấp bù, gây ra gánh nặng lớn cho ngân sách. Ngân hàng người nghèo Việt Nam hầu như không tuân theo nguyên tắc hoạt động của thị trường, phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ có hạn của nhà nước và một số tổ chức khác. Đây chính là sự thiếu bền vững nguồn tài chính ngân hàng.

- Rủi ro trong việc lệch pha giữa thời hạn nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Hầu hết các nguồn vốn cho vay đều từ 2 đến 3 năm, nhưng nguồn vốn huy động từ người dân thời hạn trên 2 năm rất ít. Lãi suất giữa 2 lĩnh vực này cũng chênh lệch nhau, do đó khả năng tiềm ẩn của rủi ro thanh toán là

http://svnckh.com.vn 46 rất cao.Như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngân hàng không đủ tiền để thực hiện các cam kết với khách hàng. Hậu quả của rủi ro thanh toán là làm cho các tổ chức tín dụng bị lỗ trong kinh doanh. Nếu số lỗ này không được bù đắp và ngày càng tăng lên do việc huy động vốn đảm bảo khả năng thanh toán sẽ dẫn đến việc ngân hàng bị phá sản. Khi bị phá sản do mất khả năng thanh toán, hậu quả không phải chỉ xảy ra đối với ngân hàng này đó mà nó thường kéo theo sự rút tiền ồ ạt của khách hàng tại nhiều ngân hàng khác. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến người nghèo mà cả với các ngân hàng thương mại khác, gây ra hiệu ứng dây chuyền cho cả nền kinh tế.

- Rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn vay tín dụng: Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực nông thôn, nông nghiệp, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn miền núi,…Do vậy nguồn vốn tín dụng chịu ảnh hưởng rủi ro của điều kiện và đặc trưng của khu vực này. Khu vực nông nghiệp nông thôn thường chịu ảnh hưởng nhiều về thời tiết, bệnh dịch, thiên tai… Những người nghèo lại càng dễ bị tổn thương lớn bởi những nguyên nhân này. Do đó, nguồn vốn cho vay tín dụng khi gặp những rủi ro bất khả kháng này sẽ dễ trở thành nợ tồn đọng và nợ khó đòi, một khoản nợ xấu mà ngân hàng phải luôn dự phòng rủi ro với tỷ lệ cao. Rủi ro trong việc sử dụng vốn tín dụng còn do nguyên nhân chủ quan là bản thân người nghèo. Vì người nghèo thường là những người ít được học hành, trình độ học vấn thấp nên họ chưa biết cách sản xuất kinh doanh, chưa biết cách sử dụng đồng vốn của mình hiệu quả. Hơn nữa, lãi suất tiền vay là thấp, một số hộ nghèo, doanh nghiệp nhỏ ý thức chưa cao còn ỷ lại vào nguồn vốn hỗ trợ này, gây lãng phí và sử dụng chưa đúng mục đích.

- Rủi ro trong việc thu hồi vốn và lãi suất từ hộ nghèo: Các ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nên các khoản cho vay người nghèo đều là tín dụng, không có tài sản thế chấp. Việc thu nợ của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào bản thân người nghèo và các tổ chức đại diện như tổ tiết kiệm và vay vốn, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…

http://svnckh.com.vn 47 Nếu không thu hồi được nợ thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu các khoản rủi ro này. Đây là một thách thức lớn đối với nguồn tài chính của ngân hàng.

- Rủi ro do những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế: Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển giao mạnh mẽ, đặc biệt là khi chúng ta ra nhập WTO. Tình hình lạm phát trong những năm gần đây gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2007. Lạm phát được coi là yếu tố rất quan trọng cần phải xem xét khi các ngân hàng đưa ra quyết định tài chính. Đối với ngân hàng thương mại thông thường co vay lấy lãi, khi tính lãi suất cho vay bao giờ cũng tính cả tỷ lệ lạm phát. Nhưng ngân hàng người nghèo Việt Nam lại không được tự quyết về vấn đề này, do vậy yếu tố lạm phát của nền kinh tế ảnh hưởng đến ngân hàng nhiều hơn, gây ra mức độ rủi ro lớn hơn đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo docx (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)