Đa dạng hóa tín dụng:

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo docx (Trang 56 - 58)

III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng

3.2.2 Đa dạng hóa tín dụng:

+ Mục tiêu:

Khi hoạt động tín dụng dành cho người nghèo được đa dạng hoá, kết hợp với các dịch vụ khác của ngân hàng nguồn vốn sẽ quay vòng nhanh và hạn chế bằng cách phân chia rủi ro, từ đó góp phần đẩy nhanh công tác XĐGN hiệu quả.

+ Các giải pháp:

- Mở rộng dịch vụ tài chính, tăng cường các khoản tiết kiệm là biện pháp hạn chế rủi ro cho ngân hàng người nghèo. Như một số mô hình trên thế giới đã áp dụng, các ngân hàng người nghèo có thể xét duyệt cho vay người nghèo dựa trên khả năng tiết kiệm của họ. Người nghèo phải nỗ lực chứng minh rằng họ có khả năng tiết kiệm mới được vay vốn. Vai trò của các nhóm vay vốn, các tổ tiết kiệm và vay vốn, các hội ở địa phương là rất lớn, đánh giá và thẩm định chính xác năng lực của người nghèo. Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này, vừa huy động vốn cho ngân hàng, vừa giảm thiểu rủi ro tín dụng cho tổ chức tài chính vi mô, vừa giảm rủi ro cho chính cuộc sống của người nghèo. Người nghèo sẽ an tâm hơn khi họ có một khoản tiền tiết kiệm nhỏ, sẽ giảm được mức độ rủi ro khi xảy ra các cú sốc: mất mùa, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm...

- Tín dụng kết hợp với bảo hiểm: Trong những trường hợp rủi ro như: người vay vốn bị phá sản, bị chết hoặc bị tai nạn và sẽ không còn khả năng làm việc để trả nợ nữa...thì các khoản cho vay coi như không trả được. Như vậy cần phải có một khoản bảo hiểm cho những rủi ro ngoài ý muốn. Nhưng có một thực tế là người nghèo không muốn mua bảo hiểm vì các khoản vay của họ là rất nhỏ,

http://svnckh.com.vn 52 họ lại chỉ có thể nhận được sự bù đắp khi có những sự cố khách quan xảy ra. Nếu người vay hoạt động theo nhóm thì có thể các thành viên trong nhóm phải trả nợ thay cho người gặp rủi ro. Nhưng không phải lúc nào các thành viên trong nhóm cũng thoải mái khi trả nợ thay cho người bị rủi ro, dễ dẫn đến căng thẳng trong hoạt động. Một cách khác là ngân hàng có thể khoanh nợ và xoá nợ cho những người này. Làm như vậy có khả năng giữ được mối quan hệ ổn định với khách hàng nhưng bù lại ngân hàng lại phải trả một khoản chi phí khá tốn kém, gây ảnh hưởng đến nguồn tài chính – một vấn đề quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng có thể tổ chức hình thức tự bảo hiểm cho khách hàng của mình. Ngân hàng có thể yêu cầu lãi suất những tháng đầu đối với cho vay tín dụng người nghèo cao hơn những tháng tiếp theo sau để lập quỹ dự phòng bảo hiểm cho các khoản vay của khách hàng. Các ngân hàng cũng có thể áp dụng hình thức yêu cầu tiết kiệm từng tuần đối với các tổ TK & VV, giao quỹ dự phòng cho chính những nhóm tiết kiệm để đối phó với các trường hợp cấp bách xảy ra. Như vậy sẽ giảm bớt được rủi ro và nâng cao hiệu quả hơn. - Tín dụng kết hợp với cho thuê tài chính: người nghèo muốn mở một hiệu may nhưng họ không có tiền để mua máy may và những công cụ cần thiết cho may vá. Ngân hàng sẽ giúp đỡ người nghèo bằng cách mua một chiếc máy khâu hoặc hợp tác với các tổ chức cho thuê tài chính để chuyển chiếc máy may đó đến tay người nghèo dưới hình thức là cho thuê trong một thời hạn nhất định, đồng thời với việc cho người nghèo vay thêm một khoản vốn nhỏ để trang trải, mua sắm những công cụ và nguyên vật liệu khác phục vụ cho cửa hàng may của họ. Trong quá trình làm ăn, người nghèo sẽ phải trả tiền thuê máy cũng như tiền lãi vay định kỳ cho ngân hàng. Đến một thời hạn nhất định, khi người nghèo đã trả đủ vốn gốc của chiếc máy (với giá ưu đãi) thì chiếc máy may đó sẽ thuộc về người nghèo. Hình thức này giúp hạn chế được rủi ro vì: rủi ro từ một khoản vay rất nhỏ cộng với việc cho thuê tài sản sẽ ít hơn rất nhiều so với một khoản vay lớn hơn.

http://svnckh.com.vn 53 - Tín dụng kết hợp với cho thuê đất nông nghiệp: ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khí hậu khắc nghiệt thì việc trồng trọt, gieo cấy sẽ không hiệu quả hoặc gặp rất nhiều khó khăn. Việc tìm kiếm, khoanh vùng những khu đất trống, chưa được sử dụng có thể phát triển trồng trọt và gần nơi người nghèo định cư nhất sẽ là một giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu đất nông nghiệp. Người nghèo sẽ được thuê đất cùng một khoản vốn vay hỗ trợ để mua giống cây trồng, phân bón, dụng cụ tưới tiêu...để tự canh tác, trồng trọt. Hàng tháng ngoài khoản lãi vốn vay, người nghèo phải trả thêm một khoản tiền nhỏ thuê đất. Giải pháp này sẽ giảm thiểu được rủi ro cho những dự án nông nghiệp không thành công của người nghèo do đất xấu, không thích hợp cho trồng trọt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Các giải pháp tối ưu hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo docx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)