Những khiếm khuyết, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH TMCP Hàng Hải chi nhánh Đống Đa (Trang 45 - 51)

Nguồn vồn chưa đảm bảo yêu cầu. Hiện nay việc tăng trưởng nguồn vốn nhất là

trung hạn và dài hạn trong dân cư và huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng vẫn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, là khâu mở đường cho hoạt động kinh doanh cua NH Hàng Hải chi nhánh Đống Đa. Để huy động vốn thì phải đảm bảo lợi ích của người gửi có lãi suất huy động cao, nhưng cho vay đầu tư cũng với lãi suất cao thì doanh nghiệp không chấp nhận được.

Hành lang pháp lý trong hoạt động tín dụng chưa thật sự đồng bộ, chưa phù hợp, có văn bản hướng dẫn nhưng chưa đi vào cuộc sống, dẫn đén bất cập khi triển khai: nhất là trong việc xác định, đánh giá pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay.

Buông lỏng điều kiện tín dụng là tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro. Việc phân tích

đánh giá thực trạng tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa phản ánh chính xác chất lượng; nhất là khối các doanh nghiệp xây lắp và những đơn vị có những khoản nợ tồn đọng, sản phẩm dở dang lớn; chưa kiên quyết trong công tác xử lý tồn đọng, nợ xấu.

Việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế, theo nghành, lĩnh vực sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu, còn mang tư tưởng khách hàng truyền thống, hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, đã và đang chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro.

Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản suất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng còn chưa được thường xuyên và quan tâm

đúng mức để từ đó đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp, kịp thời.

Việc phối hợp, tìm hiểu thông tin về khách hàng giữa các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống chưa tốt, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp, là nguyên nhân chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro.

Việc thực hiện các quy chế, quy trình, việc tuân thủ các hành lang pháp lý có lúc có nơi chưa nghiêm, nể nang khách hàng, xuề xoà trong nội bộ dẫn đến thiếu sót trong hồ sơ, sơ suất trong xử lý nghiệp vụ.

Việc thực hiện chính sách tiền tệ là thử thách lớn cho hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt đối với NH TMCP Hàng Hải chi nhánh Đống Đa phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn trong khi vốn trung và dài hạn còn ít, nên phải dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ tín dụng trung, dài hạn. Tuy đã được chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép nhưng điều này cũng có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

Nguyên nhân:

Thứ nhất: trong quy trình xét duyệt cho vay ngân hàng còn nhiều điểm chưa hợp lý trong việc áp dụng các quy định của cấp trên.

Thứ hai: Công tác Marketing ngân hàng tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chưa được coi trọng đúng mức, ngân hàng chưa có các biện pháp Marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Thứ ba: Ngân hàng thiếu những thông tin trung thực về khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều dự án có tính khả thi nhưng ngân hàng không dám cho vay hoặc ngược lại nhiều dự án hiệu quả không cao nhưng ngân hàng vẫn cho vay do những thông tin được cung cấp là không chính xác.

Thứ năm: Môi trường pháp lý ở nước ta hiện nay chưa thật tốt, điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp. Thứ sáu: một số yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định đặc biệt là lạm phát và khủng hoảng kinh tế

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI, CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.1. Định hướng hoạt động năm 2010 của chi nhánh

Cơ hội:

Thương hiệu của Maritime Bank là một trong các ngân hàng cổ phần được thành lập đầu tiên tại Vịêt Nam;

Tăng trưởng kinh doanh đã được định hướng cụ thể;

Sự quan tâm trực tiếp và chỉ đạo kịp thời của Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của Maritime Bank;

Sức tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam trong các năm tới (đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng);

Chính sách đối với người lao động đã được cải thiện và đã nhận được sự quan tâm tới của Hội đồng Quản trị cũng như của các cổ đông.

Tuy vừa củng cố tổ chức và đồng thời phát triển mạnh kinh doanh, Maritime Bank vẫn là một trong các NHTMCP có chất lượng hoạt động hàng đầu của Việt Nam. Khối lượng khách hàng lớn và truyền thống vẫn luôn được duy trì, chất lượng dịch vụ vẫn luôn được đảm bảo.

Mạng lưới của Maritime Bank đến nay đã tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2006. Theo kế hoạch, số lượng sẽ tăng gấp đôi vào cuối 2009 nhằm tạo điều kiện phát triển thị phần của Maritime Bank tại các tỉnh, thành phố hiện đang có chi nhánh của Maritime Bank cũng như từng bước phát triển mở rộng ra các tỉnh thành mới có tiềm năng phát triển kinh tế cao.

Đến cuối tháng 6/2008 trong tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng nhưng Maritime Bank vẫn là một trong các NHTMCP có các chỉ số đảm bảo về an toàn hoạt động.

Thách Thức:

Năm 2008 khép lại với biết bao sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà tại Mỹ lan rộng thành khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn chưa đến hồi kết thúc và đang tiếp tục đẩy tình trạng nợ xấu, vỡ nợ leo thang. Điều này khiến số lượng ngân hàng ở Mỹ và ở nhiều nền kinh tế khác bị đóng cửa ngày càng tăng. Chỉ tính riêng ở Mỹ, từ đầu năm đến nay đã có 23 ngân hàng bị giải thể, đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh. Đến tháng 10 năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên tới 6,7%, tăng 2% so với tỷ lệ thất nghiệp năm 2007.

Nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2008, đầu năm 2009 không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của nền kinh tế Thế Giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm.

Trong bối cảnh nền kinh tế Thế Giới cũng như trong nước có những bất lợi như lạm phát và khủng hoảng, chúng ta sẽ đi sâu nhìn nhận từng vấn đề sau: a. Lạm phát:

Đầu năm 2008 phải đối mặt với lạm phát tăng cao (theo tính toán sơ bộ, lạm phát Việt Nam năm 2008 là 24%) do đó việc thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của ngân hàng. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít doanh nghiệp vay vốn, làm cản trở đến việc kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất cao nên khả năng hoàn trả của các doanh nghiệp và người đi vay giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng, làm tăng rủi ro của ngân hàng. Chính vì vậy nên các ngân hàng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn, tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích, càng làm tăng chi phí cho ngân hàng b. Cơn bão tài chính Mỹ:

Gần cuối năm 2008, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin cơn bão tài chính ở Mỹ. Đến năm 2009, cơn bão này đã lan ra toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế khiến nền kinh tế Thế Giới sụt giảm, việc làm ăn của các doanh nghiệp bị đình trệ. Điều này dẫn đến ngân hàng gặp vô vàn khó khăn trong việc đòi nợ. Các khoản nợ cũ khó đòi, trong khi các khoản nợ mới lại sụt giảm do sự thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp. Đây thực sự là thách thức lớn đối với hoạt động của các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng.

Định hướng phát triển năm 2010 của ngân hàng TMCP Hàng Hải

Mặc dù trong những năm vừa qua ngân hàng TMCP Hàng Hải đã đạt được sự tăng trưởng mạnh, tuy nhiên để đứng vững và tiếp tục phát triển trong một môi trường mà sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, ngân hàng TMCP Hàng Hải đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đến năm 2010 tập trung vào bốn nội dung chủ yếu sau:

Mục tiêu và phương châm Chiến lược chung

Các giai đoạn triển khai thực hiện chiến lược

Trong đó mục tiêu chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP Hàng Hải đến năm 2010 là phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn với bán lẻ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước và trở thành một ngân hàng quốc tế khu vực

Phương châm của ngân hàng Hàng Hải là:

Đối với ngân hàng: An toàn – Hiệu quả - Tăng trưởng. An toàn trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Hiệu quả mang ý nghĩa kinh tế xã hội. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước và chính sách tiền tệ của ngành ngân hàng.

Đối với khách hàng: Đem đến cho khách hàng sự an toàn tiền gửi, phục vụ nhanh chóng, giá rẻ.

Chiến lược phát triển chung của Ngân hàng TMCP Hàng Hải đó là định hướng quyết định bước phát triển mới cả về chất lượng và số lượng: từng bước xây dựng ngân hàng TMCP Hàng Hải trở thành một ngân hàng hiện đại, hội nhập với quốc tế có mô hình tổ chức khoa học, có công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt.

Cụ thể là:

Trong năm 2009, ngân hàng TMCP Hàng Hải tiếp tục thực hiện định hướng phát triển 10 năm của mình là: “ An toàn – Hiệu quả - Phát triển ”, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước năm 2009 và nhiệm vụ của ngành ngân hàng với năng lực của ngân hàng mình, ngân hàng TMCP Hàng Hải định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2009 với các chỉ tiêu chính sau:

1. Tăng trưởng nguồn vốn 20%

2. Tăng trưởng dư nợ tín dụng 22% 3. Tỷ lệ nợ quá hạn / Tồng dư nợ 5,0%

4. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 16% Nguồn: Báo cáo thường niên TMCP Hàng Hải 2008

Để thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh trên, ngân hàng TMCP Hàng Hải sẽ triển khai các nhiệm vụ công tác sau:

Đẩy mạnh công tác huy động vốn, thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn (trả lãi trước, có thưởng, khuyến mại), bổ sung các loại kỳ hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt... để phát triển nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng 20%, trong đó chú ý đến việc phát triển nguồn vốn bằng VND.

Chủ động tìm các dự án khả thi không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình sở hữu, bám sát các dự án lớn, các chương trình kinh tế trọng điểm... để đẩy mạnh cho vay nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng 22%, cải tiến phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, giữ tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%.

Triển khai đề án tái cơ cấu ngân hàng TMCP Hàng Hải, trong năm 2009 cần đạt một số mục tiêu như: thành lập công ty quản lý tài sản, bổ sung hoàn thiện hệ thống quy chế các mặt hoạt động của ngân hàng TMCP Hàng Hải, đổi mới phương thức kiểm tra nội bộ...

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại NH TMCP Hàng Hải chi nhánh Đống Đa (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)